Hotline 24/7
08983-08983

Tập vật lý trị liệu bị bỏ lỡ trong mùa “cô Vy”

Nhiều cuộc gọi về Tổng đài AloBacsi nhờ giải đáp thắc mắc vì sao hậu chứng sau chấn thương hoặc tai nạn mãi vẫn chưa thể hồi phục dù đã điều trị tại bệnh viện trước đó. Khi được hỏi, đa số bạn đọc đều không tập vật lý trị liệu sau khi xuất viện hoặc có tập nhưng vẫn chưa hiểu đúng.

Một bà mẹ sốt ruột gọi về hotline 08983 08983, vì con gái (14 tuổi) bị tai nạn và đã phẫu thuật cách đây 6 tháng nhưng hiện tại vẫn đi lại khó khăn. Theo đó, hằng ngày chị vẫn luôn đều đặn tập vật lý trị liệu cho con bằng cách nấu nước lá ngâm chân và tập xoay chân, nhưng kết quả vẫn chưa mấy khả quan.

Trong trường hợp này, thiếu sót trong việc điều trị là cô bé không tự tập mà phải cần đến sự trợ giúp của mẹ. Việc này khiến cho quá trình phục hồi trở nên lâu hơn. Hơn nữa, nếu chỉ tập cho bên chân yếu thôi là không đủ. Tập vật lý trị liệu phải do bản thân bệnh nhân tự thực hiện thì mới có thể nhanh chóng hồi phục được. Vì vậy, bạn đọc nên để con tự thực hiện các bài tập, đồng thời kết hợp vận động ở nhiều bộ phận khác chứ không riêng chân bị yếu.

Bạn đọc khác tên Phạm Thành thì hỏi rằng: Dạ lúc trước em tai nạn bị rạn nứt 2/3 và mất 1/3 xương chày cách đây 14 tháng rồi mà giờ cảm giác chân em không được chắc, khi thời tiết chuyển mùa thì đau nhức. Trước đó em đã điều trị ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum và bó bột thời gian đầu, em có tập hồi phục chức năng tại bệnh viện. Sau khi xuất viện 10 ngày thì em có tái khám. - Tư vấn viên: Từ đó đến nay em có tập vật lý trị liệu không? - Bạn đọc: Dạ không.

Không chỉ riêng trường hợp này mà rất nhiều bạn đọc thường chủ quan hoặc chưa hiểu rõ về vật lý trị liệu nên cứ nghĩ rằng sau khi đã tập ở bệnh viện rồi thì không cần tập ở nhà nữa. Đây cũng chính là lý do khiến việc bộ phận tổn thương hồi phục lâu hơn hoặc yếu đi.

Một hiểu lầm phổ biến nữa, đó là tưởng nhầm vật lý trị liệu là châm cứu, bấm huyệt. Đó là câu chuyện một bác lớn tuổi bị đau thần kinh tọa, khăng khăng rằng mình tập vật lý trị liệu đầy đủ lắm, tư vấn viên hỏi kỹ mới biết bác thường đến ông lang gần nhà để châm cứu, bấm huyệt chứ chẳng có tập tành gì cả.

Bên cạnh đó, dịch COVID-19 cũng cướp đi cả “cơ hội vàng” chữa trị của những bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7, hay cơ hội tiếp tục châm cứu của bệnh nhân bị liệt dây thanh, đã được chúng tôi đề cập trong bài nhật ký ngày 4/9: Mong lắm vắc xin mũi 2 để đi làm trở lại

Không chỉ riêng phục hồi chức năng cho người bị chấn thương hay bị liệt, việc phục hồi sau khi khỏi COVID-19 của nhiều bệnh nhân cũng cần được chú trọng nhiều hơn. Nhiều người cứ nghĩ rằng sau khi xuất viện thì chỉ cần bồi bổ cơ thể và nghỉ ngơi là được. Tuy nhiên, khi mắc COVID-19, tổn thương đầu tiên đầu tiên là tổn thương phổi và có thể gây ra viêm phổi. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị tắc mạch máu do huyết khối. Cả 2 tổn thương này đều làm giảm hấp thu oxy của cơ thể. Hơn nữa, ở những giai đoạn sau, biến chứng có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác.

Do đó, nếu bệnh nhân được tập vận động thì sẽ giúp giảm nguy cơ tắc mạch máu, đồng thời kích hoạt hệ miễn dịch giúp cơ thể chống chọi với virus SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, việc tập hô hấp sẽ giúp bệnh nhân tăng thông khí phổi và tăng hấp thu được oxy vào máu để nuôi dưỡng cơ thể. Các bài tập phục hồi này không chỉ nên thực hiện ở bệnh viện mà bệnh nhân phải duy trì ngay cả khi xuất viện về nhà.

Quý bạn đọc là F0 khỏi bệnh có thể tập theo hướng dẫn của BS.CK2 Nguyễn Xuân Thắng, trưởng khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân dân 115:

Anh Thi

[DAP]Quý bạn đọc có thể theo dõi nhiều buổi trò chuyện của các bác sĩ - chuyên gia, chia sẻ những thông tin thiết thực về việc bảo vệ sức khoẻ tại kênh youtube: AloBacsi - video.

Nếu có thắc mắc về sức khoẻ, kính mời bạn đọc đặt câu hỏi và gửi về chương trình thông qua:

Fanpage: AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời

Group: AloBacsi - Hỏi đáp mùa dịch

Email: tuvan@alobacsi.vn

Hoặc trò chuyện trực tiếp với bác sĩ trong thời lượng của các buổi tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: 08983 08983

Trân trọng![/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X