Hotline 24/7
08983-08983

Tầm soát ung thư phổi là gì? Ai nên tầm soát?

Tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện dấu hiệu ung thư ngay cả khi chưa có các triệu chứng rõ ràng. Tuy có mặt lợi nhưng nó cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Vậy ai nên tầm soát?

Khi có triệu chứng nghi ngờ ung thư phổi, một số người sẽ tìm gặp bác sĩ để làm các phương pháp chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, lại có những trường hợp không có triệu chứng cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này khối u đã phát triển về kích thước hoặc di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối rất khó điều trị. Do đó, các bác sĩ thường khuyến khích mọi người nên tầm soát ung thư phổi để giúp phát hiện bệnh sớm hơn. Tuy hữu ích, nhưng nó cũng mang một số rủi ro. Dưới đây là những điều bạn cần biết về tầm soát ung thư phổi.

I. Các phương pháp tầm soát ung thư phổi

Các xét nghiệm sàng lọc được khuyến nghị cho ung thư phổi bao gồm:

Chụp Xquang phổi: giúp xác định vị trí, kích thước, hình thái phổi bị tổn thương và những đám mờ, hình ảnh tràn dịch màng phổi. Nhưng Xquang lại không thể phân biệt được bệnh ung thư phổi hay các bệnh khác liên quan đến phổi.

Do đó, những năm gần đây Xquang không được xem là phương tiện tầm soát ung thư phổi nữa.

Chụp Xquang tầm soát ung thư phổiChụp CT liều thấp là phương tiện tầm soát ung thư phổi mang lại hiệu quả tốt

Chụp cắt lớp vi tính liều thấp (chụp CT liều thấp): sử dụng liều lượng bức xạ thấp để tạo ra hình ảnh, giúp phát hiện tổn thương hoặc khối u nhỏ nhất bên trong phổi giai đoạn đầu.

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư phổi: Các dấu ấn ung thư thường được sử dụng đó là NSE, CEA, CYFRA 21-1, ProGRP. Cụ thể:

  • CEA: giúp phát hiện ung thư sớm
  • CYFRA 21-1: giúp phát hiện ung thư phổi tế bào không nhỏ
  • NSE: chẩn đoán, đánh giá giai đoạn bệnh và theo dõi điều trị ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ.
  • ProGRP: phân biệt khối u ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Các phương pháp này được tiến hành trên những người không có triệu chứng.

Nếu chụp Xquang phổi, CT hay xét nghiệm máu mà phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm xét nghiệm bổ sung để xác định chẩn đoán ung thư phổi. Điều này bao gồm sinh thiết bằng kim hoặc phẫu thuật để loại bỏ mô mẫu khỏi phổi của bạn để xác định xem khối u là lành tính hay ác tính.

II. Ưu điểm của tầm soát ung thư phổi

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm. Nó là kẻ giết người hàng đầu trong các loại bệnh ung thư ở nam giới. Giống như bất kỳ bệnh ung thư nào, nếu bạn được chẩn đoán càng sớm, thì khả năng điều trị thành công của bạn càng tốt.

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân lại không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy, việc tầm soát ung thư phổi sẽ giúp phát hiện các tế bào ung thư nhỏ ở giai đoạn sớm nhất.

Đặc biệt, nếu bạn được chẩn đoán ung thư sớm trước khi nó lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, thì tiên lượng hồi phục của bạn sẽ cao hơn và giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trước kia người ta quan niệm rằng dùng X-quang ngực có thể tầm soát được ung thư phổi, giúp giảm được tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, nhưng một loạt nghiên cứu đã chỉ ra X-quang thường quy không có tác dụng với việc sàng lọc ung thư phổi.

III. Nhược điểm của tầm soát ung thư phổi

Mặc dù tầm soát ung thư phổi có lợi ích trong việc giúp bạn phát hiện bệnh sớm, nhưng nó cũng có một số rủi ro, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.

Thứ nhất, việc tầm soát có thể dẫn đến kết quả dương tính giả. Dương tính giả là khi kết quả xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư cho kết quả dương tính, nhưng người đó thực chất không bị ung thư. Điều này khiến cho bạn lo lắng, nhưng trước hết bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các bước cần làm tiếp theo.

Thứ hai, khi có hình ảnh khối u trên CT, bệnh nhân lập tức nghĩ ngay đó là ung thư. Tuy nhiên, u phổi có thể không phải là ung thư mà còn có thể là nhiều loại u khác, lành tính. Ví dụ trong bệnh lao phổi, vi khuẩn lao có thể gây ra một khối u trong phổi do tình trạng nhiễm trùng, mà nếu chỉ qua hình ảnh ta có thể tưởng là ung thư. Ung thư phổi có nhiều dạng, nhiễm trùng phổi cũng có nhiều dạng. Đây là lý do tại sao phải sinh thiết khối u.

Trước đây, sàng lọc bằng CT liều thấp phát hiện nốt đơn độc trên phim trên 8mm mà bệnh nhân thuộc đối tượng có nguy cơ cao thì có khuyến cáo nên sinh thiết xuyên thành ngực để chẩn đoán. Tuy nhiên, với những nốt đó, khả năng có kết quả sinh thiết dương tính lại không cao.

Tại Việt Nam quy định chụp PET-CT chỉ áp dụng với trường hợp đã được chẩn đoán xác định ung thư phổi. Tức là chụp CT thấy nốt ở phổi, sau đó tiến hành sinh thiết xuyên thành ngực, cắt một vài mẫu bệnh phẩm từ đó ra, sau đó bác sĩ giải phẫu bệnh trả kết quả có tế bào ung thư rồi, lúc đó bệnh nhân mới được chỉ định chụp PET-CT. Lúc này PET-CT có mục đích là tầm soát toàn thân để xem ngoài ung thư tiên phát ở phổi, nó đã di căn đến đâu chưa.

Nhưng hiện nay, quy định này đã có sự thay đổi, là tất cả những nốt đơn độc ở phổi trên phim CT liều thấp mà có nghi ngờ ung thư, ví dụ trên đối tượng nguy cơ cao: bệnh nhân hút thuốc lá, tuổi cao, có các bệnh nghề nghiệp liên quan đến ung thư phổi… sẽ được chỉ định chụp PET-CT. Nếu chụp PET-CT âm tính thì tiếp tục theo dõi, sàng lọc bằng CT liều thấp, còn nếu chụp PET-CT kết luận dương tính thì cần làm sinh thiết.

Những bước kiểm tra thận trọng như trên là cần thiết nhưng bệnh nhân phải thực hiện các phương pháp tầm soát, xét nghiệm làm cơ thể mệt mỏi, tốn kém chi phí, và tinh thần bị ảnh hưởng do lo lắng về căn bệnh ung thư.

IV. Ai nên tầm soát ung thư phổi?

Vì có chứa một số rủi ro, nên việc tầm soát ung thư phổi không được khuyến khích cho tất cả mọi người, mà chỉ nên thực hiện ở những người có nguy cơ cao bị ung thư phổi như:

  • Người nghiện thuốc lá nặng trong độ tuổi từ 55 đến 74 (hút một gói thuốc mỗi ngày trong 30 năm trở lên).
  • Người nghiện thuốc lá nặng đã bỏ thuốc trong 15 năm qua cũng được khuyên nên đi tầm soát.
  • Người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.

đối tượng tầm soát ung thư phổiCác đối tượng có nguy cơ nên tầm soát ung thư phổi càng sớm càng tốt

Vậy khi nào nên tầm soát ung thư phổi? Đó là khi một người có các dấu hiệu:

  • Ho trong thời gian dài, ho ra máu
  • Đau ngực tại 1 điểm (đau tại 1 vị trí, khác với đau lan tỏa)
  • Thay đổi giọng nói
  • Nuốt khó, đau khi nuốt
  • Mệt mỏi thường xuyên


V. Những người không cần tầm soát ung thư phổi

  • Người trên 80 tuổi
  • Đã ngưng hút thuốc hơn 15 năm
  • Và/hoặc đang có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, có thể làm giảm tuổi thọ
  • Có những bệnh lý phải phẫu thuật

VI. Triệu chứng nhận biết ung thư phổi

Nếu bạn chưa tầm soát, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu sớm của ung thư phổi thông qua một số triệu chứng bất thường của cơ thể như:

  • Ho dai dẳng, kéo dài
  • Ho ra máu
  • Đau ngực
  • Khàn tiếng
  • Hụt hơi
  • Mệt mỏi
  • Thở khò khè
  • Ăn không ngon

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X