Hotline 24/7
08983-08983

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?

Thưa bác sĩ, tôi có đọc báo phụ nữ nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi, tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào ạ? Cần làm những xét nghiệm gì ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn,

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có tới khoảng 5 nghìn người mắc bệnh, tương ứng với khoảng 14 trường hợp mắc mới mỗi ngày. Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện bất thường sớm ở cổ tử cung, khi cổ tử cung mới bị loạn sản – tiền ung thư.

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào? Tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhau như:

Xét nghiệm Pap là xét nghiệm quan trọng trong tầm soát ung thư cổ tử cungXét nghiệm Pap là xét nghiệm quan trọng trong tầm soát ung thư cổ tử cung

  • Xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào cổ tử cung): xét nghiệm giúp kiểm tra những thay đổi bất thường trong tế bào của cổ tử cung nhằm điều trị sớm để tế bào bất thường không trở thành ung thư... Khi tiến hành xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt của cổ tử cung. Các mẫu này được phết lên mặt kính hoặc trộn lẫn trong một chất dịch màu lỏng và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi. Các tế bào sẽ được kiểm tra xem có bất thường hay không.

  • Xét nghiệm HPV: xác định xem bạn có bị nhiễm HPV không và đó là loại HPV nào. Một trong những lợi ích của làm xét nghiệm này là phát hiện các trường hợp bệnh bị bỏ sót bởi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đơn độc.

  • Siêm âm ổ bụng tổng quát thường: phát hiện những bất thường trong ổ bụng như gan, thận, tử cung, buồng trứng…

  • Siêm âm tử cung phần phụ qua đường âm đạo: phát hiện những bất thường tử cung phần phụ

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào là hợp lý?

  • Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát lúc 21 tuổi. Không tầm soát nếu dưới 21 tuổi, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.

  • Từ 21 đến 29 tuổi thực hiện Pap smear 3 năm 1 lần (hoặc có thể thay đổi tùy theo chỉ định bác sĩ khám). Không xét nghiệm HPV ở phụ nữ 21 - 29 tuổi vì tần suất nhiễm chủng HPV sinh ung ở tuổi này khoảng 20%, hầu hết trường hợp HPV sẽ biến mất mà không cần can thiệp.

  • Phụ nữ tuổi 30 - 64 nên thực hiện cả xét nghiệm Pap và HPV mỗi 5 năm

  • Nữ giới trên 65 tuổi với tầm soát âm tính đầy đủ trước đó và không phát hiện CIN2+ trong vòng 20 năm gần nhất… có thể ngưng tầm soát…

Hãy chủ động tới các bệnh viện, chuyên khoa để khám tầm soát ung thư định kỳ. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng, thể thao khoa học, hợp lý và sử dụng sản phẩm GENK STF - sản phẩm tiên phong chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư tử cung (website: https://genk.com.vn/).

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 - Hotline 096 268 6808.

Bạn đọc tham khảo phóng sự về chị Nguyễn Thị Duệ (địa chỉ: xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, ĐT 0966 250 466):

  • Xem thêm:

  • Chế độ ăn của người phụ nữ ung thư tử cung

    Người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư “Tử cung di căn” một cách ngoạn mục

    Chuyên gia PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh đánh giá về sản phẩm GenK

    Virus HPV – nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung phụ nữ

    Thuốc phòng ngừa ung thư cổ tử cung

    Đối tác AloBacsi

    Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

    Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

    Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

    hoàn toàn MIỄN PHÍ

    Khám bệnh online

    X