Hotline 24/7
08983-08983

Tầm soát sớm đột quỵ, đừng để trời kêu rồi mới dạ

Để phòng tránh đột quỵ, quan trọng nhất là người bệnh phải tự bảo vệ sức khỏe, không rượu bia - thuốc lá, tránh béo phì, tránh tăng huyết áp, có thể dùng sản phẩm làm tan cục máu đông. Nếu có triệu chứng sớm của đột quỵ phải đi tầm soát, “đừng để trời kêu rồi mới dạ”.

Sáng ngày 20/7, nhãn hàng NattoEnzym đã tổ chức hội thảo chăm sóc sức khỏe người Việt Nam với chủ đề “Phòng ngừa đột quỵ khoa học hiệu quả từ Nhật Bản” tại CLB Hưu trí Cần Thơ. Hội thảo có sự tham dự của TS.BS Trần Cường - Chủ tịch hội Can thiệp Thần kinh TPHCM, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, thu hút sự chú ý của hơn 200 hội viên trong CLB.

TS.BS trần Chí Cường và đại diện nhãn hàng NattoEnzym - ThS Huỳnh Minh Trường. Ảnh: Đức Thịnh
TS.BS Trần Chí Cường và đại diện nhãn hàng NattoEnzym - ThS Huỳnh Minh Trường. Ảnh: Đức Thịnh

Bác sĩ Cường cho biết, cứ mỗi 3 phút thì thế giới có 1 người tử vong do đột quỵ; cứ 45 giây sẽ có 1 trường hợp bị đột quỵ. Mỗi năm thế giới mất đi “một TPHCM” do căn bệnh này, tức là khoảng 15 - 17 triệu người bị đột quỵ trong 1 năm. Đây là những con số đáng báo động về căn bệnh có nguy cơ gây tử vong thứ ba trên thế giới.

Các yếu tố nguy cơ mắc đột quỵ gồm tuổi tác, bệnh cao huyết áp, tim mạch, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì, mỡ máu cao… Bác sĩ nhấn mạnh thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu não. Dị dạng mạch máu não là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ ở người trẻ…

Nói về bệnh đột quỵ, chúng ta phải trả lời được bệnh nhân bị vỡ hay tắc mạch máu? Đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu chiếm tới 80% trường hợp đột quỵ và gần như đều có triệu chứng báo trước. Nếu phát hiện sớm bệnh nhân bị vỡ mạch máu não và đến bệnh viện sớm thì có thể cứu được. Điều quan trọng là mạch máu bị vỡ là lớn hay nhỏ. Nếu may mắn vỡ mạch máu nhỏ thì cơ hội cứu được rất cao; ngược lại, trường hợp vỡ mạch máu lớn thì hy vọng rất mong manh, phần lớn không có cơ hội sống.
 

Thời gian vàng trong đột quỵ là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được quy ước như sau:

a. Trong vòng 4,5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông

b. Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối.

Mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài Khẳng định lại “Thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ!



Những dấu hiệu nhận biết sớm của đột quỵ: méo mặt, chảy nước miếng một bên; yếu tay chân; nói đớ.

Tiến sĩ Cường khuyến cáo khi gặp người bị đột quỵ, không nên cạo gió, giác hơi, giật tóc mai hay cắt lễ... Nếu bệnh nhân bị xuất huyết não mà bị cắt lễ thì vô tình đưa người bệnh đến “cửa tử” nhanh hơn. Chỉ có chụp CT mới xác định được bị xuất huyết não hay nhồi máu não.

Bác sĩ cũng thông tin thêm, động mạch cảnh chiếm 30% nguy cơ gây đột quỵ. Vì vậy, bà con chỉ cần bỏ ra 300.000 đồng để tầm soát hệ thống này, xem xét lượng máu lên não có lưu thông tốt không, từ đó có cách xử trí hợp lý. Điều này được AloBacsi thông tin qua bài Mua một thùng bia hay đi siêu âm động mạch cảnh?

Cục máu đông gây nghẹt mạch máu não có thể xử trí được bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp DSA. Bác sĩ sẽ đưa ống từ đùi luồn lên não kéo cục máu đông ra ngoài, tái thông mạch máu não trong vòng 6 giờ đầu.

Trả lời cho câu hỏi vì sao không luồn ống từ cổ mà phải từ đùi? Bác sĩ Cường cho biết, ngày trước luồn ống từ cổ lên vị trí bị tắc mạch máu não. Tuy nhiên, mạch máu ở đùi lớn, luồn ống từ vị trí này đi lên rất dễ. Mặt khác, khi rút kim ra băng ép dễ dàng hơn, băng ép ở cổ lộ ra, ảnh hưởng thẩm mỹ.

Bác sĩ cũng chỉ cho các hội viên cách kiểm tra nhịp tim đều hay không bằng cách bắt mạch: dùng 3 ngón tay của bàn tay phải đặt lên phía ngoài của cổ tay trái. Chúng ta sẽ cảm nhận được mạch nảy dưới ngón tay. Trong 1 phút, nhịp tim đập trung bình khoảng 60 - 80 lần là bình thường, nếu < 50 lần thì đó là nhịp tim chậm, > 100 lần là nhịp tim nhanh. Nếu đập có khoảng ngưng thì bị rối loạn nhịp tim (rung nhĩ).

Đây là một trong những nguyên nhân hình thành cục máu đông trong tim, khi tim co bóp tống cục máu đông theo mạch máu lên não gây đột quỵ. Nếu được chẩn đoán rung nhĩ thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định uống thuốc chống đông.


Đối với những trường hợp đã từng bị đột quỵ, nguy cơ tái phát cao hơn so với những người chưa từng mắc phải. Tổn thương não do các lần đột quỵ sau nặng hơn so với lần đầu. Do đó, những ai đã từng bị đột quỵ nên kiểm tra sức khỏe bằng cách tầm soát định kỳ.

Buổi hội thảo thu hút rất đông các cán bộ hưu trí TP Cần Thơ đến tham dự. Ảnh: Đức Thịnh
Buổi hội thảo thu hút rất đông các cán bộ hưu trí TP Cần Thơ đến tham dự. Ảnh: Đức Thịnh

Bác sĩ Cường cũng lưu ý đến hội viên: “Chúng ta đã nghe, thấy trên thị trường có rất nhiều loại thuốc phòng ngừa đột quỵ, lên đến vài triệu đồng/viên, vậy có nên tin dùng hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không nên uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc, cơ sở sản xuất hoặc theo truyền miệng.

Những thuốc phòng ngừa nghẹt mạch máu không thể chữa được vỡ mạch máu. Nếu đang bị nghẹt mạch máu thì có thể uống thuốc chống đông. Nếu vỡ mạch máu mà uống thuốc chống đông thì máu chảy nhiều hơn. Do đó, không có loại thuốc nào có tác dụng song song, vừa chữa được vỡ mạch máu, vừa chữa được nghẹt mạch máu.

Cô bác chỉ nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được nghiên cứu và chứng minh khoa học”.

Đột quỵ không loại trừ một ai, dù là kỹ sư, cán bộ cao cấp, người nổi tiếng, ngay cả bác sĩ cũng có thể tử vong do đột quỵ. Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân đột quỵ hằng năm, tính trung bình ở thành phố có 1 triệu dân thì sẽ có 1.000 trường hợp đột quỵ.

Quan trọng nhất người bệnh phải có ý thức bảo vệ sức khỏe, không hút thuốc lá, không uống rượu bia, nên tập thể dục hằng ngày, tránh béo phì, tránh tăng huyết áp. Nếu có triệu chứng sớm của đột quỵ: tê yếu tay chân, nói khó, chóng mặt, méo miệng; hoặc những người đã từng bị đột quỵ phải đi tầm soát, “đừng để trời kêu rồi mới dạ”.

TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ các kiến thức chuyên môn với hội viên. Ảnh: Đức Thịnh
TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ các kiến thức chuyên môn với hội viên. Ảnh: Đức Thịnh

Sau phần chia sẻ của bác sĩ Cường về sự nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các dấu hiệu nhận biết, Giám đốc nhãn hàng NattoEnzym, ThS Huỳnh Minh Trường cho biết sản phẩm có nguồn gốc từ 3 mảnh ghép. Thứ nhất, bắt nguồn từ món ăn natto của người Nhật. Món ăn này chứa hoạt chất nattokinase có tác dụng làm tan cục máu đông và phòng ngừa 80% trường hợp đột quỵ. Thứ hai, công trình nghiên cứu này đã được cấp 5 bằng phát minh (3 bằng do Mỹ cấp và Nhật cấp 2 bằng). Thứ ba, công ty Dược Hậu Giang đã nhập độc quyền nguồn nguyên liệu này từ Nhật Bản và cho ra đời sản phẩm NattoEnzym, được đóng dấu mộc JNKA duy nhất tại Việt Nam.

Công dụng chính của NattoEnzym đó là làm tan và ngăn ngừa cục máu đông, phòng ngừa 80-85% đột quỵ; ổn định huyết áp ở người tăng huyết áp; gia tăng tuần hoàn máu não. Liều dùng theo quy tắc 1-2: sáng 1 viên, tối 2 viên, tốt nhất nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

Đặc biệt, đối với những người có nguy cơ cao bị đột quỵ đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…) thì hoàn toàn có thể dùng chung NattoEnzym bình thường mà không lo các tương kỵ và làm giảm tác dụng của thuốc điều trị chính.

Anh nhắn nhủ tới các hội viên, thời gian qua đi là không chờ đợi, đừng để quá muộn màng, hãy sống vui sống khỏe.

Các hội viên CLB Hưu trí Cần Thơ lắng nghe rất chăm chú. Ảnh: Đức Thịnh
Các hội viên CLB Hưu trí Cần Thơ chăm chú theo dõi những kiến thức về bệnh đột quỵ cũng như những thông tin hữu ích từ sản phẩm NattoEnzym. Ảnh: Đức Thịnh

Phần thứ hai trong chương trình là bác sĩ Cường và đại diện nhãn hàng trả lời câu hỏi của các hội viên. Phần này được các cô chú rất trông đợi vì được giao lưu với bác sĩ nổi tiếng và nêu ra những thắc mắc khi sử dụng NattoEnzym và các thực phẩm chức năng khác.

Nên sử dụng NattoEnzym trong bao lâu, có tác dụng phụ gì không? Nếu đã uống NattoEnzym, người tăng huyết áp có cần uống thuốc huyết áp không?

Đại diện nhãn hàng cho biết, để phòng ngừa đột quỵ, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc do bác sĩ chỉ định thì có thể uống NattoEnzym hằng ngày. Hiện tại, theo các tài liệu chuyển giao từ Nhật, chưa thấy tác dụng phụ của sản phẩm. Bên cạnh đó, người tăng huyết áp không được bỏ thuốc huyết áp khi uống NattoEnzym bởi đây là sản phẩm bổ sung phòng ngừa đột quỵ.

Bác sĩ Cường bổ sung thêm, về nguyên tắc chung, trong liệu trình điều trị huyết áp, chỉ ngưng thuốc khi huyết áp đã được kiểm soát mà không tăng lên lại. Cần giảm liều từ từ và người bệnh có thể ngưng thuốc khi huyết áp không tăng và nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ chứ không tự ý giảm thuốc.

Nhưng đây là những trường hợp rất hiếm. Thường những người trên 60 tuổi dường như không thể ngưng thuốc bởi mạch máu ở lứa tuổi này này đã xơ chai, chỉ cần một trục trặc nhỏ thì huyết áp sẽ tăng đột biến, điều này rất nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân tăng huyết áp nên đi khám bác sĩ tim mạch để có những lời khuyên phù hợp nhất.

Huyết áp thấp có gây đột quỵ?

TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ, huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ xuất huyết não. Nghĩa là huyết áp càng cao, mạch máu chịu không nổi và vỡ ra; nếu vỡ mạch máu nhỏ thì có cơ hội điều trị tốt; tuy nhiên, nếu vỡ mạch máu lớn thì rất nguy hiểm.

Huyết áp thấp là triệu chứng của thiếu máu não. Khi áp lực thành mạch không đủ đồng nghĩa với việc máu vận chuyển đi nuôi cơ thể kém. Điều này có thể khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy choáng, chóng mặt. Người bị huyết áp thấp (<90) có thể bị đột quỵ (do thiếu máu não).

Ăn uống như thế nào để phòng tránh đột quỵ?

Tiến sĩ Cường nhắn gửi:

- Nên ăn lạt, không quá nhiều muối

- Không nên ăn món nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm lên men; hạn chế ăn đêm

- Giảm ăn đồ ngọt…

Uống rượu bia nhiều là tác nhân gây đột quỵ hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Hút thuốc lá cũng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt, hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ cao.

Hiện nay miền Tây đã có bệnh viện chuyên sâu về đột qụy tại Cần Thơ là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, địa chỉ 397 đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Bình, quận Ninh Kiều. Bác sĩ Cường hy vọng, người dân miền Tây không may mắc phải đột quỵ, cần được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để được cứu chữa trong thời gian sớm nhất. Hotline cấp cứu đột quỵ: 1800 1115


Nhung Yến
Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN ĐỘT QUỴ

Tiếp nối những thành công của chương trình tư vấn đột quỵ năm 2018, bắt đầu từ 1/5 đến hết tháng 12/2019, AloBacsi tiếp tục
phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược Hậu Giang tái khởi động chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ” với tiêu chí: Tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày; Tổ chức các chương trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các vấn đề đột quỵ và Tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ...

Mời bạn đọc có các thắc mắc về đột quỵ, tai biến mạch máu não... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được các bác sĩ, chuyên gia trong ngành tư vấn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X