Hotline 24/7
08983-08983

Tâm lý muốn, được, “bị”, chờ kết quả xét nghiệm COVID-19

BS Trương Hữu Khanh cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều người có tâm lý người muốn, được xét nghiệm, một số khác thì khó chịu khi “bị” xét nghiệm.

Tại sao phải thực hiện xét nghiệm?

Xét nghiệm để xác định người này có mang virus SARS-CoV-2 trong họng hay không và nồng độ virus này có lây không, lây ít hay nhiều. Ngoài ra, xét nghiệm còn có thể biết được người này mới mắc COVID-19 hay sắp khỏi bệnh.

Xét nghiệm PCR và test nhanh khác nhau thế nào?

Xét nghiệm PCR là lấy dịch ở nước bọt và đưa vào máy. Máy sẽ chạy theo chu kỳ (gọi là CT), nếu mẫu bệnh phẩm nhiều virus thì máy sẽ chạy ít chu kỳ hơn. Ngược lại, nếu ít virus thì máy phải chạy nhiều chu kỳ hơn. Con số của CT sẽ tỉ lệ nghịch với nồng độ virus.

Test nhanh

Virus khi vào cơ thể sẽ tăng dần số lượng và sau đó giảm xuống khi hết bệnh. Do đó, nếu test nhanh không tìm ra virus có nghĩa là:

- Mới phát bệnh, nồng độ virus chưa đủ, sau 3 ngày test lại

- Gần hết bệnh, nồng độ virus đã giảm

Nếu cần kết quả xét nghiệm nhanh, người ta sẽ làm test nhanh, cần chính xác thì sẽ làm xét nghiệm PCR.

Muốn, được, “bị” xét nghiệm nghĩa là gì?

Những trường hợp muốn được làm xét nghiệm:

- Khi hàng xóm của gia đình mắc COVID-19, bản thân lo lắng, không biết mình có bị lây hay không?

- Bản thân đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người và không biết đã bị mắc bệnh hay chưa?

Khi bản thân có mong muốn xét nghiệm và cơ quan y tế gọi đi xét nghiệm thì gọi là được xét nghiệm.

“Bị” xét nghiệm là khi bản thân không mong muốn nhưng cơ quan y tế lại gọi đi xét nghiệm.

Khi được gọi đi xét nghiệm nghĩa là bản thân có nguy cơ mắc bệnh cao mà chỉ có xét nghiệm mới biết được, không thể xác định khi chỉ nhìn bên ngoài.

Xét nghiệm bằng dịch họng sẽ xác định được người này có virus hay không, nồng độ virus nhiều hay ít.

Trong thời gian muốn xét nghiệm nhưng chưa được xét nghiệm thì phải tuân thủ 5K để không lây cho gia đình và người xung quanh.

Nếu bản thân có triệu chứng thì 2 khả năng:

- Cảm thông thường

- Mắc COVID-19

Khi xét nghiệm và biết là F0 thì sẽ tự chăm sóc, theo dõi bản thân, không để lây lan thêm cho người thân. Nếu F0 nhưng không khó thở thì sẽ đi theo chu kỳ và khỏi bệnh.

Làm gì để tránh nhiễm bệnh khi đi xét nghiệm?

Hiện nay, rất nhiều lo lắng khi đi lấy mẫu xét nghiệm sẽ bị lây bệnh từ người khác.

Do đó, khi đi xét nghiệm cầm theo nước sát khuẩn, nước súc miệng. Nguyên tắc xét nghiệm là người ít nguy cơ và người nguy cơ cao sẽ làm xét nghiệm không cùng thời điểm.

Khi lấy mẫu, mình chủ động xịt cồn cho nhân viên rửa tay, nín thở để lấy mẫu, thở ra khi lấy mẫu xong và súc miệng. Như vậy sẽ rất an toàn và tránh bị lây bệnh từ người khác.

Những khả năng khi chờ kết quả xét nghiệm

- Test nhanh dương và thực hiện PCR: nghĩa là trong họng của người này có khả năng có virus. Khi đó có khả năng người này đã lây cho gia đình và đồng nghiệp, phải tuân thủ 5K để không được lây thêm.

- Khi PCR gộp dương tính, sau đó được lấy lại thì có khả năng trong mẫu gộp này có người dương tính.

- Đợi 1 thời gian nhưng không thấy có thông báo thì đa số là âm tính.

Tại sao ở nhà vẫn bị bệnh COVID-19?

Ở nhà không đi đâu mà bị bệnh thì có thể do người khác mang bệnh về. Người mang mầm bệnh về đã hết bệnh và đã lây cho người khác.

Minh Huy

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X