Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao bị thoát vị đĩa đệm lại gây tê bì chân?

Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi tại sao bị thoát vị đĩa đệm lại gây tê bì chân? Tôi năm nay 42 tuổi, là công nhân may, tôi bị thoát vị đĩa đệm khoảng 2 năm nay, gần đây tôi có biểu hiện bị tê bì chân, cảm giác chân luôn bị lạnh, đau mỏi. Người ta bảo đó là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có phải không? Và tôi cần làm gì để cải thiện tình trạng này?

Chào bạn,

Qua chia sẻ, bạn có nói bạn đã bị thoát vị đĩa đệm khoảng 2 năm nay, vậy trước đây bạn đã bị những triệu chứng gì? Đã sử dụng thuốc điều trị hay chưa?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn vào các dây thần kinh cột sống liền kề sẽ gây ra những cơn đau dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có các biểu hiện đau ở các vị trí khác nhau. Nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống cổ, cơn đau có thể lan sang cánh tay gây cứng cổ hoặc co thắt cơ ở cổ. Nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở thắt lưng, các cơn đau sẽ lan từ mông vào sau đùi và xuống chân. Ngoài ra, còn có thể kèm theo thường là tê bì, yếu, buốt lạnh và ngứa ran ở chân. Cơn đau thường trở nên tệ hơn khi đứng và giảm khi nằm xuống. Một số trường hợp nặng, dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nhiều có thể dẫn đến đau dữ dội xuống một hoặc cả hai chi dưới.

Tại sao bị thoát vị đĩa đệm lại gây tê bì chân?

Giải thích cho hiện tượng này, các chuyên gia xương khớp cho rằng, khi bị thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng chèn ép lên rễ thần kinh tủy sống, gây ra các cơn đau nhức, tê bì chạy dọc xuống chân như: Tê mặt ngoài bàn, gót chân, bắp hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, đùi. Cảm giác tê bì thường xuất hiện sau cơn đau, nếu không điều trị, tình trạng này kéo dài khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi đứng, thậm chí là mất cảm giác vùng chi dưới. Hoặc do người bị thoát vị đĩa đệm thường phải hứng chịu các cơn đau lan từ thắt lưng xuống chân khiến việc đi lại khó khăn. Điều này khiến tuần hoàn máu lưu thông kém, dẫn đến hiện tượng tê bì và lạnh chân. Ngoài rễ thần kinh thì mạch máu cũng bị chèn ép, tắc nghẽn dẫn tới việc các mô ở chân không được cung cấp dinh dưỡng cũng như oxy cho quá trình hô hấp tế bào dẫn đến tình trạng bàn chân lạnh ngắt, yếu cơ.

Như vậy, biểu hiện mà bạn đang gặp phải như tê bì chân, cảm giác chân luôn bị lạnh, đau mỏi là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Do vậy bạn cần có biện pháp khắc phục sớm, hiệu quả, tránh để lâu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để cải thiện tình trạng tê bì chân do thoát vị đĩa đệm?

Để cải thiện tình trạng này, trước tiên bạn cần điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bởi đây chính là nguyên nhân gây tê bì chân. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp như:

  • Dùng thuốc tây y: Giảm đau, giãn cơ, chống viêm, tuy nhiên, các thuốc này chỉ dùng trong giai đoạn cấp, không nên dùng kéo dài vì có nhiều tác dụng không mong muốn. Và nếu bạn chỉ có biểu hiện tê bì, cảm giác lạnh ở chân mà chưa có các cơn đau dữ dội thì không nên sử dụng.

  • Vật lý trị liệu: Thay vì sử dụng thuốc tây y, bạn nên áp dụng các biện pháp như kéo giãn cột sống, massage, xoa bóp và các bài tập vùng chân giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn sự cứng khớp, góp phần cải thiện tình trạng tê bì chân hiệu quả.

  • Kết hợp sử dụng các sản phẩm có thành phần Bột đạm thủy phân như Viên khớp GHV Bone sẽ giúp bạn bổ sung dưỡng chất cho cột sống, đĩa đệm từ đó làm giảm triệu chứng và ngăn chặn thoát vị tiến triển nặng hơn.

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 - Hotline 096 268 6808.

Bạn đọc tham khảo thêm video bài tập tại nhà dành cho người bị thoát vị đĩa đệm do ThS. BS. Lê Thị Hòe - Trung ương Hội Đông y Việt Nam hướng dẫn.

>> Xem thêm:

Tổng quát về thoát vị đĩa đệm và cách điều trị

4 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Chữa thoát bị đĩa đệm bằng ngải cứu có nên hay không?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X