Hotline 24/7
08983-08983

Tác dụng của nước dừa và những lưu ý khi sử dụng để tránh gây hại sức khỏe

Nước dừa là chất lỏng tinh khiết chỉ đứng thứ hai sau nước. Tác dụng của nước dừa mang lại cho cơ thể gồm giải nhiệt, tăng cường năng lượng, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa…

Tác dụng của nước dừa


Nước dừa là chất lỏng bên trong quả dừa xanh chứ không phải là nước cốt dừa được làm từ nước và cùi của quả dừa già. Hơn 95% của nước dừa là nước.

Theo WebMD, đây là thức uống thể thao tự nhiên tuyệt vời nhất. Không chỉ có tác dụng hydrat hóa, nước dừa còn có lượng kali nhiều gấp 4 lần chuối, không chứa cholesterol hoặc chất béo, ít calo và không có hàm lượng đường cao... Tác dụng của nước dừa gồm: giải nhiệt, tăng cường năng lượng, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, ngăn ngừa sỏi thận, nước dừa vô trùng được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy…

Nước dừa là chất lỏng bên trong quả dừa xanh chứ không phải là nước cốt dừa được làm từ nước và cùi của quả dừa già. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Nếu uống nước dừa đúng cách, chỉ trong 1 tuần, bạn sẽ ngạc nhiên với những lợi ích mà nó mang lại cho cơ thể.

Làm đẹp da: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da. Chỉ cần mỗi tối trước khi đi ngủ thoa nước dừa lên da sẽ giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.

Tốt cho tuyến giáp: Nước dừa chứa nhiều kali, phốt pho, có tác dụng bất ngờ trong việc điều tiết hormone tuyến giáp. Uống nước dừa vào buổi sáng giúp tăng chuyển hóa để cung cấp cho cơ thể năng lượng và đốt cháy chất béo. Bên cạnh đó dầu dừa còn giúp làm dịu thần kinh và ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể. Vì vậy mỗi ngày bạn có thể bổ sung cho cơ thể từ 1-3 muỗng cà phê dầu dừa để chăm sóc cho tuyến giáp.

Ngăn ngừa sỏi thận: Uống nước dừa thường xuyên giúp tan sỏi thận và  làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể. Những người có vấn đề về thận nên uống bổ sung nước dừa kết hợp với các loại thuốc điều trị.

Giảm cân: Nếu bạn đang cố gắng để giảm cân, nước dừa có thể là lựa chọn tốt nhất. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng và Tiểu đường Mỹ khuyến cáo lựa chọn nước nếu bạn không mất quá nhiều mồ hôi do luyện tập vì nước dừa không bù nước tốt hơn những loại nước này vì chúng không có nhiều đường và calo.

Giảm căng thẳng: Nước dừa chứa nhiều loại vitamin, magiê và canxi cao. Những chất dinh dưỡng này có liên quan trực tiếp tới sự căng thẳng. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ magiê và canxi thì khả năng bạn bị căng thẳng, stress càng cao. Hơn nữa, vitamin B-complex giúp ngăn ngừa sự thay đổi tâm trạng theo hướng tiêu cực.

Kháng vi khuẩn, chống viêm: Nước dừa tươi có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Nước dừa được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng giúp nâng cao năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.

Nước dừa còn điều trị các bệnh: cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn…

Chống buồn nôn: Đây là một trong những tác dụng của nước dừa được đánh giá rất tốt. Những người bị bệnh thương hàn, sốt rét, sốt hoặc các bệnh khác mà gây ra ói mửa thì có thể uống nước dừa để ổn định dạ dày.

Hãy chọn nước dừa tươi, không qua chế biến để thu được lượng chất chống oxy hóa tốt nhất và thưởng thức được hương vị đích thực của nó.

Mước dừa mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như giải nhiệt, tăng cường năng lượng, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa… Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bà bầu uống nước dừa có gây sẩy thai?


Theo BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ, nước dừa là một loại thức uống bổ dưỡng chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên không chống chỉ định dùng khi mang thai.

Hơn nữa, cho đến nay, chưa có bằng chứng nào về việc uống nước dừa khi mang thai có hại cho thai nhi hay sẩy thai.

Sở dĩ nước dừa thường được các bác sĩ khuyên không nên sử dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi trong nước dừa ngoài chất khoáng, còn có nhiều chất béo. Bản chất chất béo hơi khó tiêu hóa, uống nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi.

Bà bầu trong 3 tháng đầu thường có hiện tượng ốm nghén như nôn, chán ăn, buồn nôn, nếu uống nước dừa sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn, đầy bụng. Điều này có thể gia tăng sự mệt mỏi đối với bà bầu. Vì vậy trong giai đoạn 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai không nên lăn tăn mà hãy nói không với nước dừa để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, sau 3 tháng thai kỳ thì bà bầu uống nước dừa có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng không phải vì thế mà bạn lạm dụng uống quá nhiều nước dừa, bởi không thể định lượng nồng độ các chất cụ thể trong thành phần của nước dừa và ngoài ra vì tính lợi tiểu trong nước dừa sẽ gây một số khó chịu cho sản phụ.

Mẹ bầu nên tránh uống nước dừa khi: cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, nước dừa đã để qua đêm cũng như nước dừa có vị lạ… Bên cạnh đó, mẹ bầu có tiền sử suy nhược, huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ và không nên uống nước dừa trước khi đi ngủ vì đây là thực phẩm lợi tiểu làm tăng tần suất đi vệ sinh gây ảnh hưởng giấc ngủ. Tốt nhất, không nên uống nhiều nước dừa, duy trì “tiêu chuẩn” mỗi ngày 1 ly nhỏ thôi và thay đổi các thực phẩm khác bổ sung chất dinh dưỡng cho con nữa mẹ nhé!

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên uống nước dừa. Sau khoảng thời gian này có thể bổ sung nước dừa vào thực đơn, tuy nhiên không nên lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Nước dừa uống nhiều có tốt không?


Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng giống như các thực phẩm khác, nếu lạm dụng nước dừa cũng có thể gây nhiều nguy hại.

Theo y học hiện đại, dừa chứa nhiều kali và kiềm, tính axit mạnh hơn tính kiềm, nhưng cơ thể chúng ta cần tính kiềm để giúp cân bằng, làm mạnh cơ lực. Vì vậy, người đang chơi thể thao, tiểu đường nên hạn chế uống nước dừa. Các chuyên gia cũng khuyên không nên uống quá 1-2 trái dừa mỗi ngày và không sử dụng thay nước lọc.

Còn theo đông y, nước dừa thuộc tính âm nên những người huyết áp thấp, phong tê thấp không nên uống nước dừa. Những người bình thường nếu quá lạm dụng nước dừa cũng có thể khiến cơ thể tụt huyết áp, mềm yếu gân, cơ thể đau mỏi. Những ai đau lưng, đau xương, uống nhiều nước dừa sẽ khiến cơn đau tăng lên.

Bên cạnh đó, việc uống nước dừa thường xuyên còn có thể gây thừa cân. Nếu uống 2 quả dừa, bạn đã nạp 140kcal. Để đốt cháy lượng calo này, bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút. Do đó nếu đã uống nước dừa rồi thì phải giảm calo ở những món khác. 140kcal tương đương nửa bát cơm.

Không nên dùng nước dừa thay thế cho nước lọc hàng ngày. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Ngoài ra, khi uống nước dừa nên chú ý đến lượng đường bởi mỗi người chúng ta lượng đường ngọt hấp thu nhanh mỗi ngày không được phép vượt qua 10% năng lượng khẩu phần, tương đương khoảng 180-200kcal. Như vậy, nếu uống 2 quả dừa thì cần hạn chế đường ngọt từ các loại hoa quả, đồ uống khác.

Lưu ý, dừa nên uống ngay sau khi bổ. Loại quả này có nhiều kali nhưng ít natri, vì vậy khi uống bạn nên thêm một chút muối để cân bằng dinh dưỡng. Người già, trẻ em vừa ở ngoài trời nóng cũng không nên uống nước dừa ngay, thay vào đó, sử dụng một ly nước ấm sẽ có lợi cho cơ thể nhiều hơn.

Hãy nhớ rằng, không giống như nước lọc, nước dừa có lượng caloric và có chứa đường, vì vậy đừng uống nó thay nước lọc hàng ngày.

P.N (Tổng hợp)
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X