Hotline 24/7
08983-08983

Stress tiền mãn kinh: Dấu hiệu nhận biết và cách ứng phó?

Tiền mãn kinh hay mãn kinh là giai đoạn mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Giai đoạn này được ví như “giông tố cuộc đời” khiến chị em rơi vào tình trạng stress. Vậy làm thế nào để ứng phó với stress nói riêng và khủng hoảng tuổi tiền mãn kinh nói chung? Tất cả sẽ được ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân - Nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng, BV Nhân dân 115 giải đáp ngay sau đây.

1. Tiền mãn kinh ảnh hưởng tâm lý phụ nữ ra sao?

Trước tiên xin được hỏi BS, tiền mãn kinh tác động thế nào đến tâm sinh lý của người phụ nữ?

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân trả lời:

Phụ nữ khi bước qua tuổi 40 lượng nội tiết tố estrogen bắt đầu sụt giảm. Tùy theo cơ thể, có người bị tiền mãn kinh sớm và người lại muộn hơn.

Lượng estrogen không chỉ liên quan đến sinh lý người phụ nữ mà còn làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như thần kinh, tim mạch, mỡ máu, da, cơ xương khớp,…

2. Tỷ lệ phụ nữ stress giai đoạn tiền mãn kinh?

Nói về stress, nhiều quý cô cho rằng “đây là câu chuyện của ai, không phải của mình”. Xin hỏi, tình trạng này phổ biến ra sao ở tuổi tiền mãn kinh và đã có con số cụ thể cho thấy điều này chưa ạ?

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân trả lời:

Khi phụ nữ bị stress không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn đến trầm cảm. Theo một số nghiên cứu với các số liệu khác nhau cho thấy, phụ nữ bị stress khoảng 20%-40% trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Nếu không phát hiện và ngăn chặn sớm sự sụt giảm estrogen kịp thời, stress có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân - Nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng, BV Nhân dân 115 và MC Hiền Thục

3. Nguyên nhân và tác hại của stress giai đoạn tiền mãn kinh?

Không còn vội vã, bận lòng với sự nghiệp như tuổi trẻ, vì sao khi bước vào giai đoạn này, các quý cô lại dễ rơi vào stress? Điều này ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe tổng thể của các chị em phụ nữ?

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân trả lời:

Mặc dù, phụ nữ độ tuổi này không còn lo toan quá nhiều về công việc, con cái, gia đình cũng tương đối ổn định, nhưng lại gặp phải những rối loạn khác như mất ngủ do lượng nội tiết tố suy giảm, lâu ngày dẫn đến stress, trầm cảm.

Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách bổ sung từ chế độ ăn uống hay các nguồn thực phẩm bổ sung khác để làm chậm lại sự suy giảm nhanh chóng của lượng nội tiết tố, sẽ giúp duy trì tình trạng ổn định. Do đó, phụ nữ cần được tư vấn, điều trị đúng thời điểm để giảm các nguy cơ.

4. Dấu hiệu nhận biết stress giai đoạn tiền mãn kinh?

Nhưng vấn đề là nhiều người không tự nhận ra chính mình đang bị stress, liệu cơ thể sẽ cảnh báo cho chúng ta qua những dấu hiệu nào, thưa BS?

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân trả lời:

Thứ 1, khi bị stress phụ nữ sẽ có các biểu hiện như khó ngủ, mất ngủ; trằn trọc; đau đầu; thức đêm và làm việc nhiều giờ,… Nếu không biết cách điều chỉnh làm giảm bớt các tác động của lối sống thì sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng.

Thứ 2, phụ nữ dễ nóng gắt, giận hờn vu vơ.

Thứ 3, hay lên cơ bốc hỏa, nóng bừng mặt vào ban đêm hoặc khi thời tiết mát mẻ vẫn bị vã mồ hôi, xảy ra nhiều lần trong ngày.

Thứ 4, chóng mặt, hồi hộp, lo âu, nhưng đi khám tim không phát hiện hoặc không thấy bất thường về thần kinh, não bộ.

5. Chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp giai đoạn tiền mãn kinh?

Theo BS, các chị em nên có chế độ dinh dưỡng thế nào, nên ăn uống ra sao để xoa dịu tình trạng stress khi bước vào giai đoạn được ví như “giông tố cuộc đời” này?

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân trả lời:

Không chỉ riêng lứa tuổi này, mà tất cả lứa tuổi trưởng thành đều cần có chế độ dinh dưỡng tốt, lối sống hợp lý để duy trì sức khỏe và làm giai đoạn tiền mãn kinh đến chậm hơn, cũng như vượt qua thời kỳ sụt giảm nội tiết tố nhẹ nhàng hơn.

Ngược lại, nếu có lối sống không khoa học như: ăn uống không chừng mực, không luyện tập thể dục, thức thâu đêm suốt sáng thì ở lứa tuổi trẻ sẽ dễ sụt giảm năng lượng khiến cơ thể hao mòn sớm và nội tiết tố sụt giảm nhanh hơn, từ đó khó có thể chống chọi lại.

Như vậy, chế độ ăn uống phụ nữ cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng: đạm, béo, rau củ quả, trái cây, uống đủ nước, ăn đủ rau xanh,…. Hoặc uống thêm sữa, ăn các loại hạt giàu canxi, ngũ cốc giàu chất xơ,… như vậy mới có thể cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh đường ruột thường hấp thu kém, nên khiến chúng ta có thể thiếu hụt các chất như canxi, vitamin D, A, E, axit folic,… Do đó, nên bổ sung thực phẩm bổ sung để cung cấp đầy đủ khoáng chất.

Lưu ý, nguồn đạm thực vật rất có lợi đối với lứa tuổi này, đặc biệt là đậu nành, giúp bổ sung nguồn estrogen thiếu hụt và làm chậm các triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả.

6. Cách ứng phó stress tiền mãn kinh?

Ngoài dinh dưỡng, làm thế nào để ứng phó với stress nói riêng và khủng hoảng tuổi tiền mãn kinh nói chung?

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân trả lời:

Ngoài dinh dưỡng, cần lưu ý đến chế độ tập luyện. Trong đó, môn thể thao được xem là tốt và phù hợp nhất để làm chậm quá trình tiền mãn kinh đó là yoga. Yoga giúp cơ thể phụ nữ dẻo dai, giảm đau xương khớp, duy trì vóc dàng, sống chậm và điều hòa thần kinh. Hoặc có thể chọn các môn thể thao khác phù hợp với sở trường, sở thích đều được.

Bên cạnh đó, cần hạn chế các chất kích thích: trà đậm, socola, cà phê, chất đường nhiều. Không thức quá khuya, làm việc vừa phải.

7. Nên bổ sung estrogen thế nào?

Estrogen được ví như “suối nguồn tươi trẻ” của người phụ nữ, nhưng đến giai đoạn nào đó thì nội tiết tố này dần suy giảm. Vậy, việc bổ sung estrogen giúp ích gì cho việc cải thiện stress, nâng cao tâm trạng cho người phụ nữ? Bổ sung estrogen sao cho đúng và phù hợp?

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân trả lời:

Một số trường hợp sụt giảm estrogen và có triệu chứng tiền mãn kinh rất nặng nề khiến phụ nữ không thể vượt qua, gây ảnh hưởng sức khỏe thì sẽ chọn liệu pháp hoormon thay thế. Tuy nhiên, việc này cần phải có chỉ định chặt chẽ và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, các liệu pháp khác phụ nữ có thể bổ sung bằng thực phẩm là liệu pháp phytoestrogel, đặc biệt từ nguồn đạm thực vật, có nhiều trong các loại đậu như đậu xanh, đậu ngự, đậu lăng, tuy nhiên đậu nành hàm lượng isoflavone cao nhất. Chúng ta có thể bổ sung bằng cách uống sữa đậu nành hoặc ăn thêm các sản phẩm từ đậu nành.

Ở giai đoạn này, lượng canxi của phụ nữ cần tới 1.000-1.200mg, vitamin D khoảng 800 đơn vị, nhưng nhu cầu ăn uống không đáp ứng đủ thì có thể lựa chọn sản phẩm bổ sung.

Việc lựa chọn thực phẩm bổ sung cần đảm bảo được chế biến với công nghệ hiện đại để không làm thất thoát chất dinh dưỡng sau khi hoàn thành và đạt nồng độ đáp ứng yêu cầu.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X