Hotline 24/7
08983-08983

Sau tuổi 50, mỡ máu cao càng đeo bám, nguy cơ đột quỵ càng đến gần

Bước vào ngưỡng tuổi trung niên nhiều bệnh lý bỗng chốc tìm đến, trong đó phổ biến nhất là tình trạng tăng mỡ máu. Nếu không kịp thời ngăn ngừa nhiều người sẽ phải sống trong âu lo vì đột quỵ có thể “tấn công” bất kỳ lúc nào.

1. Vì sao sau tuổi 50, xu hướng mắc bệnh mỡ máu cao?

Không đợi đến khi về già, cũng không chờ đến lúc thừa cân béo phì, vấn nạn tăng mỡ máu (hay còn gọi là rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ) đã xuất hiện trên cả những người ở lứa tuổi trung niên có vóc dáng bình thường.

Theo khảo sát của Hội Tim mạch Việt Nam thì 30% dân số nước ta mắc bệnh máu nhiễm mỡ, trong đó 50% bệnh nhân ở lứa tuổi trung niên (nam trên 55 tuổi, nữ trên 45 tuổi). Đó là hệ quả khi đời sống vật chất được nâng cao và mang tính chất tích lũy từ những năm tháng tuổi trẻ.

Cuộc sống đủ đầy nhưng bận rộn khiến nhiều người chấp nhận sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào bằng mỡ động vật, uống nhiều nước ngọt có gas nhưng lại từ chối ăn rau xanh, hoa quả mà không biết rằng trong đó chứa nhiều chất xơ giúp hấp thu cholesterol tự do xấu trong cơ thể thải ra ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng mỡ máu.

Bên cạnh đó, tăng mỡ máu còn do ảnh hưởng của tuối tác và giới tính. Các chị em phụ nữ từ 15-45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone estrogen sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.

Tuổi trung niên thường khó kiểm soát cân nặng, dẫn đến thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, khi bước qua tuổi 50 thường có xu hướng khó kiểm soát cân nặng, cộng với lối sống ít vận động dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng. Béo phì là nguyên nhân khiến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.

Ngoài những yếu tố trên thì căng thẳng, stress, hút thuốc lá kéo dài, yếu tố di truyền (nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao bạn cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường)… cũng là những nguyên nhân gây tăng mỡ máu.

2. Mỡ máu cao dẫn đến đột quỵ thế nào?

Tăng mỡ máu không gây tử vong ngay trong thời gian ngắn, tuy nhiên, những biến chứng của nó rất nguy hiểm. Nếu không điều trị, về lâu dài có thể gây ra 7 nguy cơ, đó là: Viêm tụy, tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, sa sút trí tuệ, đau và tê chân, bệnh gan, đặc biệt là đột quỵ.

Sở dĩ người mắc mỡ máu dễ đột quỵ là bởi mỡ máu thường bám vào thành mạch, tạo nên các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch và cản trở dòng máu lưu thông, làm giảm lượng máu đến nuôi các cơ quan.

Khi bị rối loạn mỡ máu, những chất béo xấu sẽ đọng lại, gắn vào thành mạch máu và kéo theo một chuỗi quá trình sau đó để tạo thành những vệt mỡ, những mảng xơ vữa mà hậu quả của nó là làm hẹp lòng mạch máu lại (Ảnh minh họa)

Xơ vữa xảy ra ở khu vực não bộ có thể gây đột quỵ theo 2 cách. Nếu mảng xơ vữa bong ra, tạo lập huyết khối làm tắc động mạch thì sẽ gây đột quỵ thể nhồi máu não. Còn đột quỵ thể xuất huyết não là do theo thời gian mảng xơ vữa làm giảm độ bền thành mạch, gây vỡ mạch máu não.

Các nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu và chứng minh bị mỡ máu đồng nghĩa với nguy cơ bị đột quỵ gấp nhiều lần. Học viện Thần kinh Mỹ nghiên cứu trên 1.049 người chỉ ra rằng, người mỡ máu có nguy cơ đột quỵ gấp 2,7 lần người thường. Trong khi Bệnh viện Đại học Copenhagen (Đan Mạch) nghiên cứu trên 14.000 người, cảnh báo con số này lên tới tận 5 lần.

Tăng mỡ máu hiểm ở chỗ, mặc dù có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng cho tính mạng nhưng tiến triển lại rất âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Hoặc khi đã nhận diện vẫn khiến nhiều người chủ quan không điều trị, dẫn đến hậu quả là đột quỵ với các triệu chứng yếu liệt tay chân một bên, xây xẩm, chóng mặt, nói ngọng, méo miệng… có thể “tấn công” bất kỳ độ tuổi nào, thời điểm nào.

3. Chủ động phòng ngừa đột quỵ ở người mỡ máu cao

Để phòng đột quỵ có 2 thứ cần phải giảm, ngăn chặn tích cực mỡ máu và cục máu đông. Đa phần tăng mỡ máu chỉ được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia nhìn nhận bệnh sẽ có một số triệu chứng “đồng hành” như tăng huyết áp, đau đầu, đau mơ hồ, cơn bốc hỏa trên đầu.

Khi mỡ máu tính lũy lại trong thành mạch, trong thành mạch làm hẹp lòng động mạch dẫn đến máu lên não và các cơ quan không đủ khiến chúng ta mệt mỏi, căng thẳng. Khi đó, cần đi khám, làm các xét nghiệm cần thiết để điều trị kịp thời.

Song song đó cần kết hợp với lối sống lành mạnh, ăn giảm chất béo, mỡ động vật, thịt đỏ, bớt rượu bia, tăng rau xanh, củ quả. Bên cạnh dinh dưỡng, mỗi người hãy đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, duy trì giấc ngủ đủ - chất lượng mỗi ngày.

Vận động nhẹ nhàng, hít thở đều đặn giúp hạ mỡ máu hiệu quả (Ảnh minh họa)

Việc luyện tập chừng mực với cường độ nhẹ, đều đặn, hít thở sâu cũng giúp đốt cháy cholesterol dư thừa, hỗ trợ giúp lòng mạch thon gọn, dẻo dai hơn, bởi khi có oxy vào kết hợp với tập luyện mới tiêu hủy được mỡ trong cơ thể.

Người ta đã thống kê khi bạn tập với cường độ nhẹ, liên tục mỗi ngày độ khoảng 30-40 phút hoặc 45 phút, nếu hít thở sâu thì chúng ta có thể giảm được tới 80% mỡ máu tự do. Nếu không đau, sưng khớp thì bạn có thể chạy bộ, đi bộ nhanh hoặc những môn bơi lội, đạp xe, yoga,… tất cả những bộ môn thể thao này đều có thể giúp bạn hạ mỡ máu.

Giảm mỡ máu cần quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì. Bạn có thể tìm hiểu, bổ sung thêm các chất hỗ trợ ví dụ như gạo đỏ được lên men với loài nấm Monascus có sắc tố đỏ. Chính quá trình lên men này đã tạo ra hợp chất “monacolin” có công dụng làm giảm mỡ máu. Theo Đại học Y Harvard, monacolin giúp kìm hãm hoạt động của men gan HMG-CoA reductase nhằm ức chế tổng hợp cholesterol xấu trong gan. Ngoài ra, men gạo đỏ còn chứa beta-sitosterol, campesterol... giúp cản trở sự hấp thụ cholesterol trong ruột.

Để gia tăng công hiệu ngăn ngừa đột quỵ, cần “chặn đường” hình thành cục máu đông, tốt nhất là ngăn chúng thành hình từ khi chỉ là những sợi máu đơn lẻ. Món đậu tương lên men (natto) có hơn 2.000 năm lịch sử của Nhật Bản có thể làm được điều này. Cấu trúc Nattokinase khá phức tạp với hơn 275 amino acid và 28.000 nguyên tử. Chúng được nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận có khả năng góp phần làm tan sợi tơ huyết (fibrin) và cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh của cơ thể. Từ đó, góp phần chặn đến 80% nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.

Cả natto hay gạo đỏ đều mang đến những lợi ích cho sức khỏe, ngay cả khi sử dụng riêng lẻ. Song khi kết hợp bộ đôi này trong cùng bữa ăn hay thành sản phẩm “2 trong 1” sẽ mang lại công dụng hiệp đồng cho người mắc bệnh mỡ máu, đột quỵ.

TPBVSK viên nang “NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản” hỗ trợ giảm cholesterol máu và hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu.

Trong tổng liều sử dụng 2 viên mỗi ngày, sản phẩm NattoEnzym Red Rice cung cấp 2.000FU Nattokinase - hàm lượng chuẩn giúp hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tốt nhất theo khuyến nghị của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) và bổ sung thêm 100mg men gạo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol máu hiệu quả.

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 2097/2020/ XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X