Hotline 24/7
08983-08983

Sau cơn nhồi máu cơ tim, làm sao dự đoán được nguy cơ tử vong gia tăng trong 3 năm tới?

Đau tim là vấn đề sức khỏe đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, những người sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim vẫn có nhiều nguy cơ mắc một tình trạng khác, gây tử vong cao hơn.

Một nghiên cứu gần đây đã xác định được cách tốt nhất để kiểm tra liệu ai có nguy cơ tử vong cao hơn trong 3 năm tới sau cơn đau tim. Mức độ nhạy cảm cao hơn của protein phản ứng C (CRP) - một chất chỉ điểm cho tình trạng viêm - là dấu hiệu tốt để nhận diện tình trạng này.

Một xét nghiệm máu đơn giản, vốn được sử dụng trong bệnh viện để chẩn đoán các bệnh lý khác có thể là một phương pháp cứu sống những người có tiền sử nhồi máu cơ tim. Nhờ có công cụ chẩn đoán này giúp sắp xếp hợp lý cách bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện sau khi bị nhồi máu cơ tim.

Ví dụ, những người được xác định là có nguy cơ cao hơn (tử vong) có thể được điều trị tích cực hơn và theo dõi chặt chẽ hơn. Trong khi đó, những người được xác định là có nguy cơ thấp hơn có thể được cho về nhà.

Ngay bây giờ, khi bệnh nhân nhập viện sau khi nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim, xét nghiệm máu sẽ được tiến hành để kiểm tra protein troponin. Troponin được giải phóng vào máu khi tim bị tổn thương, do đó, đây là một dấu hiệu tốt của cơn đau tim. Tuy nhiên, xét nghiệm máu sẽ là một cơ hội tối ưu để đo mức hô hấp nhân tạo. Như vậy, đo mức CPR cùng với troponin, có thể phân biệt bệnh nhân nào có nguy cơ tử vong cao hơn hoặc thấp hơn trong tương lai.

Bác sĩ Ramzi Khamis, Thành viên Nghiên cứu Lâm sàng Trung cấp của Quỹ Tim mạch Anh (BHF) và chuyên gia tư vấn tim mạch tại Viện Tim và Phổi Quốc gia, Đại học Hoàng gia London, nhận xét về nghiên cứu: "Thử nghiệm cho “lá cờ đỏ” sinh học này cùng lúc với các xét nghiệm khác của bệnh viện để xác định những bệnh nhân dễ bị tổn thương hơn, những người cần được chăm sóc y tế chặt chẽ hơn".

Dự án nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Medicine - và được BHF tài trợ - dựa trên hơn 250.000 bệnh nhân nhập viện với nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim. Dữ liệu - được thu thập bởi NIHR Health Informatics Collaborative (HIC) - tiết lộ, những người có nguy cơ tử vong cao hơn có mức hô hấp nhân tạo từ 10-15mg/ L so với mức "bình thường" là 2mg/ L hoặc thấp hơn. "Lá cờ đỏ" này cũng dự đoán khả năng tử vong cao hơn 35% trong vòng ba năm tới sau một cơn đau tim được xác nhận.

Nhìn vào tính hữu ích của thông tin này, bác sĩ Khamis muốn kiểm tra xem liệu thuốc chống viêm có thể kéo dài tuổi thọ hay không. Đặc biệt, một loại thuốc chống viêm được Bác sĩ Khamis nghĩ đến - colchicine - đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại chứng xơ vữa động mạch (sự tích tụ chất béo tích tụ trong động mạch có thể làm tăng nguy cơ đau tim). Bác sĩ Khamis hiện muốn kiểm tra xem những bệnh nhân có nồng độ CRP cao được sử dụng colchicine liệu có giúp nâng cao tuổi thọ hơn không.

Nghiên cứu này là sự hợp tác giữa Viện Tim và Phổi Quốc gia, Đại học Hoàng gia London, và Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia (NIHR) Health Informatics Collaborative (HIC).

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X