Hotline 24/7
08983-08983

Sai lầm thường gặp về bệnh hen phế quản (hen suyễn)

Hen phế quản là một bệnh lý mãn tính, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên nhiều người còn chủ quan, điều trị không đúng cách gây ra nhiều biến chứng. Sau đây là một số nhận thức sai lầm thường gặp về hen phế quản.

Ở Việt Nam, hiện có gần 4% dân số mắc hen phế quản. Một trong những lý do khiến căn bệnh này trở nên khó kiểm soát trong cộng đồng là người mắc tự đi tìm các phương pháp chữa bệnh theo dân gian đồn thổi hoặc nắm được ít kiến thức cơ bản về bệnh. Bên cạnh đó, những ngộ nhận sai lầm trong điều trị cũng khiến không ít trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn.

 

“Vị cứu tinh” duy nhất là thuốc cắt cơn?

Những cơn co thắt phế quản luôn khiến bệnh nhân khổ sở và sợ hãi. Ho đờm nhiều đặc quánh khiến cho cổ họng bị khàn nói chuyện khó khăn. Ho nhiều đau rát cổ họng thậm chí đêm không ngủ được vì ho, đờm ứ lên cổ. Tình trạng co thắt phế quản thường trực khiến cho người bệnh luôn cảm thấy hô hấp khó khăn. Chỉ cần làm việc nặng hay leo cầu thang một chút là có cảm giác khó thở như có tảng đá đè trước ngực. Con trẻ mắc hen suyễn thì khò khè từ ngày này sang ngày khác, ăn uống khó khăn, hễ ho một tiếng là nôn, trớ. Nửa đêm ngủ không yên giấc, cứ đến 2 - 3 giờ sáng là bắt đầu ho như “quốc kêu”.

Với những cơn hen chợt đến như vậy, chỉ cần dùng thuốc cắt cơn hen là cảm giác khó thở dần biến mất, đem lại sự thoải mái và dễ chịu. Chính vì vậy mà nhiều người bệnh thường rất phụ thuộc vào thuốc cắt cơn, cứ lên cơn hen là dùng thuốc giãn phế quản chứ không hiểu hết bản chất của căn bệnh này, bỏ qua cơ hội vàng để kiểm soát bệnh, hạn chế cơn hen tái phát. Lạm dụng thuốc cắt cơn cũng chính là nguyên nhân cơn hen dễ tái phát và tăng nặng theo thời gian. Một vòng tròn luẩn quẩn của thuốc cắt cơn và cơn hen phế quản cứ thế bắt đầu.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc có thể gây nhờn thuốc và những tác dụng phụ không mong muốn. Nhiều người bệnh gặp phải các triệu chứng run chân tay, tim đập hồi hộp, thường xuyên nhiễm khuẩn hô hấp như viêm họng, viêm phế quản và cho rằng đó là điều hoàn toàn bình thường mà không biết rằng, đó có thể do lạm dụng thuốc cắt cơn gây ra. Chìa khóa duy nhất cho vấn đề này là loại trừ các nguyên nhân gây bệnh, phục hồi niêm mạc đường thở bị tổn thương cũng như hệ thống miễn dịch của cơ thể bệnh nhân.

>> Xem thêm: Phân biệt thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen phế quản

Hen phế quản không thể chữa được hay hen có thể chữa khỏi hoàn toàn?

Hen không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng là bệnh có thể chữa được. Chữa ở đây là kiểm soát bệnh, khi bệnh được kiểm soát có nghĩa là đã đảm bảo các yếu tố sau:

- Không có triệu chứng hen ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do hen.

- Biết xử trí cơn hen tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen.

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường.

- Chức năng phổi trở về bình thường.

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, các cơ đường thở có khả năng tự phục hồi tổn thương hoàn toàn nên trẻ dưới 6 tuổi vẫn có cơ hội khỏi bệnh. Tuy nhiên chỉ ¼ trẻ mắc hen lớn lên khỏi hoàn toàn và ¾ số trẻ mắc hen vẫn đang gặp những triệu chứng của bệnh. Khi hen được kiểm soát tốt, các triệu chứng có thể không xuất hiện trong thời gian dài, khi tình hình sức khỏe kém đi, đường thở gặp các yếu tố bất lợi từ môi trường thì các triệu chứng hen có thể trở lại.

Như vậy dù nhận thức hen không thể chữa được hay hen có thể chữa khỏi hoàn toàn cũng dễ gây ra chủ quan hay bi quan không cần thiết đối với bệnh nhân hen. Người bệnh hãy chấp nhận nó giống như một bệnh lý mạn tính thông thường, xác định chung sống hòa bình với hen và duy trì các thuốc kiểm soát hen hiệu quả để không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Ai mách gì, tin đó

Tác dụng phụ của các thuốc tây y người bệnh nào cũng có thể nhận ra, nhưng không phải vì thế mà ai mách gì, người bệnh cũng dùng đó. Chữa bệnh bằng các bài thuốc đông y tràn lan trên mạng cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn sau khi đã thử qua nhiều loại thuốc kháng sinh và các tác dụng phụ của chúng. Tuy thuốc được làm từ các loại thảo mộc tự nhiên, nhưng không có nghĩa là đảm bảo độ an toàn 100% nếu nguồn thuốc không có chất lượng và uy tín. Bên cạnh đó nếu bài thuốc không thực sự có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ tốn một khoảng thời gian và chi phí không nhỏ cho việc điều trị hen phế quản, nhất là căn bệnh này lại là bệnh mãn tính.

>> Xem thêm: 3 nguyên tắc Vàng giúp kiểm soát và điều trị hen phế quản bằng thuốc y học cổ truyền hiệu quả

Không được tập thể thao?

Vận động cơ thể chính là bí quyết giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ thống miễn dịch. Theo Đông y thì sự lưu thông khí huyết là chìa khóa giúp các phủ tạng trở nên khỏe mạnh, các chức năng được điều hòa và hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên với các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi do thiếu dưỡng khí và thiếu oxy lên não, người bệnh hen có thể chất kém hơn người bình thường rất nhiều và lo sợ rằng việc vận động cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng của bệnh. Thực tế thì điều đó hoàn toàn không đúng.

Bệnh nhân hen phế quản vẫn có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng và không đòi hỏi phải sử dụng nhiều sức lực như đi bộ, đạp xe, thái cực quyền… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để lựa chọn các hình thức vận động phù hợp với thể trạng của mình nhất giúp nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể. Lưu ý luôn mang theo thuốc cắt cơn bên người khi tập luyện. Việc khởi động kỹ và tăng dần cường độ tập luyện cũng vô cùng quan trọng với bệnh nhân hen.

Kiêng tất cả các loại hải sản? Hạn chế ra ngoài?

Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn bao gồm: vật nuôi, mạt nhà, gián, cây trồng và phấn hoa, ẩm mốc, khói thuốc, hóa chất, một số loại thức ăn như hải sản thường được các chuyên gia khuyến cáo. Tuy nhiên thực tế mỗi người bệnh dị ứng với một số loại dị nguyên khác nhau nên việc kiêng thực phẩm hay tránh xa các dị nguyên làm khởi phát cơn hen cũng khác nhau.

Bản thân người bệnh cần theo dõi những dị nguyên làm tăng nặng tình trạng bệnh của bản thân, một số khuyến cáo chung cần cân nhắc như:

- Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: Nếu nằm trong đối tượng dị ứng lông vật nuôi thì bạn tốt nhất nên tránh tiếp xúc với lông của các loại thú cưng như chó, mèo, chim cảnh…

- Đeo khẩu trang khi ra đường: Không khí hiện nay rất ô nhiễm. Do đó nếu muốn tránh xa các thành phần khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong không khí thì bạn cần sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường.

- Kiêng ăn các loại thực phẩm gây dị ứng: Tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này, loại thực phẩm nào làm đường thở tăng mẫn cảm thì cần hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn, các loại thực phẩm nếu không làm tăng tình trạng ho, khó thở thì người bệnh vẫn có thể dùng, không nên kiêng khem thái quá dẫn đến thiếu chất, giảm sức đề kháng.

- Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn đơn giản, dễ thực hiện.

Dùng thuốc dự phòng thế nào cho đúng

Như đã trình bày ở trên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc cắt cơn hen cấp tính, muốn kiểm soát bệnh hiệu quả thì cần điều trị dự phòng bệnh. Nếu điều trị dự phòng tốt thì cơn hen sẽ không tái phát trở lại, sức đề kháng của cơ thể được nâng cao.

Ngoài điều trị dự phòng bằng thuốc Tây y thì hiện nay xu thế dùng thuốc y học cổ truyền để dự phòng hen cũng được các chuyên gia ủng hộ, người bệnh tin dùng.

Những bài thuốc y học cổ truyền đã được sử dụng từ ngàn đời nay và đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều người sử dụng. Điều đặc biệt, điều trị hen phế quản từ lâu vẫn luôn được coi là thế mạnh của Y học cổ truyền.

124150_cam-thaoBài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” với 1500 năm tuổi đã được Bộ y tế công nhận hiệu quả trong điều trị hen phế quản (hình minh họa)

 

Hiện nay Thuốc hen thảo dược là chế phẩm y học cổ truyền duy nhất được Bộ Y Tế cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản, không phải thực phẩm chức năng. Hơn nữa đây là sản phẩm đã được bào chế sẵn dạng cao lỏng và viên hoàn nên rất tiện dụng trong sử dụng cũng như chính xác về liều dùng hơn so với tự sắc thuốc thông thường.

Các loại thuốc giãn phế quản Tây Y được sử dụng mặc dù có tác dụng nhanh và được dùng nhiều đối với các cơn hen cấp tuy nhiên đây cũng là các loại thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như nhịp tim nhanh, trống ngực, hồi hộp, hạ kali máu, run rẩy tay chân, lo lắng, vật vã, buồn nôn, chuột rút… Dùng thuốc dự phòng vừa có thể giúp giảm tần suất dùng thuốc cắt cơn vừa tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Mặc dù là Đông y nhưng sản phẩm thuốc hen thảo dược lại được áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt đạt tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới GMP-WHO từ nguyên liệu đầu vào đảm bảo sạch, chuẩn hàm lượng cho đến quy trình sản xuất chặt chẽ cũng như quá trình thẩm định, kiểm tra, nghiệm nghiệm gắt gao thì mới được đưa ra thị trường theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435 / https://www.benhhen.vn/

 

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Sản phẩm này là THUỐC ĐIỀU TRỊ đã được Bộ Y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X