Hotline 24/7
08983-08983

Sai lầm thường gặp trong điều trị hen phế quản là gì?

Chào chuyên gia ạ, xin cho biết những sai lầm thường gặp trong điều trị hen phế quản là gì? Bệnh hen có tự khỏi được không thưa bác sĩ? (Nguyễn Hạnh)

Trả lời:

Chào bạn Nguyễn Hạnh,

Hen hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường thở. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính”, nghĩa là cũng cần nhiều thời gian và một điều kém may mắn là cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen/suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi. Việc dùng thuốc đúng cách là chìa khóa giúp người bệnh chung sống hòa bình với bệnh.

Tuy nhiên thực tế, dù được các bác sĩ điều trị hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ cách sử dụng thuốc điều trị hen, nhưng nhiều người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi vẫn mắc nhiều sai lầm trong điều trị hen phế quản, dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả, bệnh hen không được kiểm soát, trường hợp nặng còn phải cấp cứu. Những sai lầm thường gặp khi dùng thuốc điều trị hen gồm:

Dùng kháng sinh để chữa bệnh hen: Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có bội nhiễm, tức là hen kèm nhiễm trùng, còn hen thông thường là một bệnh dị ứng, việc dùng kháng sinh không có tác dụng và dễ dẫn đến kháng kháng sinh.
Chỉ sử dụng thuốc cắt cơn (khi có triệu chứng hen) mà không dùng thuốc dự phòng cơn hen: Những trường hợp này có thể gặp cơn hen kịch phát gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc lạm dụng thuốc cắt cơn còn dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, càng về sau càng phải tăng liều, khi cơn hen cấp xảy ra thường rất nặng.

Có dùng thuốc điều trị dự phòng hen nhưng không đều đặn: Khi thấy bệnh hen đã ổn định, người bệnh thường hay ngưng thuốc vì cho rằng không cần thiết hoặc lo ngại tác dụng phụ khi sử dụng kéo dài. Thực ra, theo phác đồ điều trị, thuốc điều trị dự phòng hen phải được dùng hàng ngày kể cả khi không còn triệu chứng và ít nhất là 3 đến 6 tháng. Không nên ngưng thuốc ngừa cơn hen đột ngột.

Sử dụng kéo dài các thuốc uống, bột chứa corticosteroid: Các tác dụng phụ có thể thấy ở bệnh nhân dùng thuốc uống có corticosteroid kéo dài gồm: phù, giữ nước (nặng mi mắt khi thức dậy, mặt và bụng bệu ra, phù chân), thay đổi nội tiết (mặt đỏ, mọc mụn, mọc lông ở mặt, chân tay), loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày... Đặc biệt, cảnh giác với các thuốc được quảng cáo là gia truyền nhưng thực chất lại chứa corticosteroid nên đã gặp phải các tác dụng phụ kể trên.

Dùng bình xịt chưa đúng cách: Bệnh nhân sử dụng thuốc hít và xịt không đúng hướng dẫn, nên thực hiện sai thao tác, thuốc hít không đủ sâu, không phát huy được hết tác dụng. Đối với thuốc dạng phun xịt thì cần thực hiện đúng 6 bước sau: Lắc đều bình xịt; xịt kiểm tra ra ngoài không khí; thở sâu để loại bỏ hết không khí trong phổi; miệng ngậm kín đầu phun; hít càng sâu càng tốt và phun thuốc; bỏ bình xịt ra và ngưng thở trong vài giây. Nếu thực hiện sai ở bất kỳ bước nào đều làm cho thuốc không đạt hiệu quả tối đa.

Dùng thuốc điều trị không đúng cách khiến cho việc kiểm soát hen trở nên khó khăn. Thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị và tự trang bị thêm cho mình các kiến thức cần thiết về bệnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt căn bệnh của mình. Khi kiểm soát tốt, người bệnh sẽ đạt được các mục tiêu sau:

- Không có triệu chứng hen ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do cơn hen cấp tính.

- Biết xử trí cơn suyễn tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì hen phế quản

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học, nghỉ làm do hen.

- Chức năng phổi trở về bình thường.

Khi kiểm soát tốt bệnh, đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ không xuất hiện các triệu chứng của cơn hen cấp tính, nhưng không có nghĩa người bệnh đã “khỏi hoàn toàn”. Hen là bệnh mạn tính, bệnh phát triển và kéo dài bởi các yếu tố gen và môi trường, nếu tình trạng sức khỏe kém đi theo tuổi tác, tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố dị nguyên có trong môi trường thì người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng của cơn hen cấp tính trở lại, lúc này người bệnh sẽ phải tiếp tục điều trị.

Tổng đài bác sĩ theo dõi và tư vấn điều trị miễn cước 1800 5454 35 / https://www.benhhen.vn/

>> Xem thêm: Thuốc thảo dược duy nhất trên thị trường hiện đã được Bộ Y tế cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ hen phế quản, viêm phế quản

Cảm ơn Thuốc hen P/H - Thuốc thảo dược được lựa chọn SỐ 1 trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản đã đồng hành cùng Alobacsi.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X