Hotline 24/7
08983-08983

Rượu bia, thuốc lá nhiều: Vì sao có người đột quỵ, người "bình an vô sự"?

Có phải ai rượu bia, thuốc lá cũng đột quỵ không bác sĩ hay mỗi người sẽ khác nhau? Hay trên 1 người càng có nhiều nguy cơ thì càng dễ đột quỵ?

Thưa bác sĩ, tôi 49 tuổi, hiện có sở hữu 1 công ty. Trước tôi đi khám thì được chẩn đoán cơn thiếu máu não thoáng qua. Tôi nghe nói đây là yếu tố dẫn tới đột quỵ. Vì giao tiếp nhiều nên tôi cũng dùng kha khá cả rượu lẫn bia, lại kèm theo gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp. Vợ thì hay cằn nhằn nhưng tôi thấy các bác nhà tôi nay cũng gần 70 rồi, trước cũng đủ bia rượu, thuốc lá giờ vẫn khỏe.

Vậy có phải ai rượu bia, thuốc lá cũng đột quỵ không bác sĩ hay mỗi người sẽ khác nhau? Hay trên 1 người càng có nhiều nguy cơ thì càng dễ đột quỵ? Tỷ lệ người bị đột quỵ do “thói hư, tật xấu” này gây ra như thế nào? Nếu vẫn phải xã giao dùng các loại trên thì nên uống liều lượng ra sao để ngăn ngừa căn bệnh này?

Kính chúc bác sĩ nhiều sức khỏe.

(Tạ Phương Anh - TP Biên Hòa)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Đây là câu hỏi hay được giới doanh nhân hoặc những người đang có công việc tốt, thu nhập cao quan tâm rất nhiều.

Câu hỏi chúng ta thường đặt ra là, con người đang khỏe mạnh 70 tuổi, hút thuốc mấy mươi năm mà vẫn khỏe mạnh thì “tội chi” ta phải kiêng cữ. Nhưng đây là quan niệm sai lầm.

Có thể những người chúng ta thấy thì vẫn còn đó, còn những người không nhìn thì có khả năng bị đột quỵ rồi mà chúng ta không biết. Chỉ có các bác sĩ làm ở bệnh viện mới nhìn thấy sự việc này thôi.

Tôi đã từng chứng kiến nhiều người doanh nhân đang có mọi thứ trong tay có cái kết rất buồn vì đột quỵ.

Do đó, chúng ta không nên nghĩ rằng, đột quỵ không “ghé thăm” nhà mình đâu nên cứ thoải mái, “xả láng” luôn, rượu bia - thuốc lá đều có đủ. Bởi nếu chẳng may bị đột quỵ thì sẽ mất tất cả, trong khi phòng ngừa chúng ta chẳng mất gì, vẫn giữ được công ty mà vẫn giữ được sức khỏe, gia đình.

Các tổ chức y tế trên thế giới đều đã công nhận, thuốc lá - rượu bia là nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ, đã có ý nghĩa thống kê, sử dụng càng nhiều thì càng có nguy cơ cao.

Vậy uống thế nào hợp lý? Về lý thuyết, 1 ngày chúng ta có thể sử dụng 60ml rượu vang nhưng phải làm từ nho chứ không phải rượu không rõ nguồn gốc.

Tuy nhiên, theo tôi thấy thì trong tiệc tùng ở Việt Nam ít ai dùng có 60ml mà thậm chí còn gấp 10 số lượng này, tính cả két bia.

Nếu chúng ta có quá nhiều yếu tố nguy cơ như gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, rượu bia, thuốc lá… thì cách phòng ngừa đột quỵ tốt nhất là loại trừ nó.

Khi xuất hiện các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua như chóng mặt, nói khó, tê tay chân… thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để tầm soát đột quỵ vì hiện nay đã có thể tầm soát tốt căn bệnh này. Hiện nay, chúng ta có thể chi vài triệu thì có thể biết được nguy cơ 10 năm sau có dị dạng hay không, nhất là chụp bằng máy MRI 3Tesla không cần thuốc cản quang, có thể loại trừ yếu tố sốc thuốc cho người bệnh.

TS.BS Trần Chí Cường
Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ
Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TPHCM

TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN ĐỘT QUỴ

Tiếp nối những thành công của chương trình tư vấn đột quỵ năm 2018, bắt đầu từ 1/5 đến hết tháng 12/2019, AloBacsi tiếp tục
phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược Hậu Giang tái khởi động chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ” với tiêu chí: Tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày; Tổ chức các chương trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các vấn đề đột quỵ và Tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ...

Mời bạn đọc có các thắc mắc về đột quỵ, tai biến mạch máu não... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được các bác sĩ, chuyên gia trong ngành tư vấn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X