Hotline 24/7
08983-08983

Rối loạn trầm cảm gia tăng hậu COVID-19

TS.BS Ngô Tích Linh cho rằng, việc chẩn đoán và điều trị trầm cảm ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn hơn với người trẻ, do đặc thù tuổi tác cùng nhiều bệnh lý nền kèm theo. Ngoài ra, vị chuyên gia cũng cảnh báo, tình trạng rối loạn trầm cảm có xu hướng gia tăng hậu COVID-19.

Sự gia tăng về trầm cảm hậu COVID-19 được TS.BS Ngô Tích Linh - - Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ tại hội nghị khoa học thường niên 2022 do Liên chi hội Lão khoa TPHCM tổ chức với 2 chủ đề liên tiếp “Rối loạn trầm cảm và chiến lược điều trị”, “Kiểm soát trầm cảm kèm rối loạn lo âu thời kỳ COVID-19”đã cho thấy bức tranh tổng thể về những tác động của đại dịch đến sức khỏe tâm thần.

Khó khăn lớn nhất trong bối cảnh hiện nay đó là nhận diện, phân biệt tình trạng trầm cảm và triệu chứng hậu COVID-19.

Với người trầm cảm cũng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, lo âu, thậm chí ho kéo dài, biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản, trong khi đó lại là những triệu chứng cảnh báo lo âu trên nền trầm cảm. Vì vậy, TS.BS Ngô Tích Linh khuyến cáo, cần có sự tầm soát trầm cảm trên bệnh nhân, đặc biệt là sau khi khỏi COVID-19.

TS.BS Ngô Tích Linh - Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Dược TPHCM

Bên cạnh đó, TS.BS Ngô Tích Linh cũng cho rằng, trầm cảm chung tăng theo tuổi. Việc chẩn đoán trầm cảm ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn hơn so với người trẻ, bởi khi đó nhận thức bị xáo trộn, sẽ khó nhận biết tình trạng kém tập trung là do trầm cảm hay chính là biểu hiện dưới Alzheimer, sa sút trí tuệ.

Hơn nữa, tỷ lệ trầm cảm ở những người mắc bệnh lý nền, bệnh mạn tính khá cao, chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, người lớn tuổi thường mắc kèm theo những bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp... do đó các triệu chứng gia tăng nhiều hơn, điển hình như mệt mỏi - một triệu chứng của trầm cảm nhưng cũng thường gặp trong các bệnh lý nền. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, việc đáp ứng điều trị cũng đặt ra nhiều thách thức trên người lớn tuổi. Bởi theo TS.BS Ngô Tích Linh, với đa số người lớn tuổi, thầy thuốc không thể đánh liều cao, thường chỉ khoảng 2/3 so với người trẻ.

Vì vậy, vị chuyên gia nhấn mạnh, mục tiêu chính trong chiến lược điều trị trầm cảm là cần lui bệnh, kiểm soát gần hết các triệu chứng về cơ thể cũng như về mặt tinh thần, giảm nguy cơ tái phát của người bệnh.

Hơn nữa, vì tỷ lệ trầm cảm trên những người mắc bệnh nền cao, đo đó thầy thuốc cần lưu ý tầm soát trầm cảm trên nhữn người bệnh mạn tính, ví dụ người bệnh tiểu đường, tim mạch, đột quỵ... Nếu không điều trị trầm cảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết cục điều trị của người bệnh.

Các chuyên gia trong buổi hội thảo cũng đồng tình, quản lý trầm cảm để hạn chế tái phát ở người cao tuổi, điều quan trọng là sự tuân trị của bệnh nhân, đồng thời phải đều trị kéo dài, đúng liều, đúng thuốc.

Thường, trầm cảm nhẹ phải điều trị ít nhất 6 tháng, trầm cảm trung bình trở lên phải điều trị 9 tháng, thậm chí là 1 - 2 năm. Nếu bệnh nhân không tuân trị rất dễ tái phát, trở thành trầm cảm mạn tính.

Theo các chuyên gia, đối với trầm cảm nhẹ, bác sĩ Nội khoa có thể điều trị được, đối với trầm cảm nặng, cấp cứu với ý định tự vẫn thì cần phải được điều trị đối với các bác sĩ Thần kinh - Tâm thần.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X