Hotline 24/7
08983-08983

Quảng Bình: Tử vong vì bệnh dại sau 3 tháng bị chó con cắn tay

Bị chó nhà cắn chảy máu, người đàn ông tử vong sau đó 3 tháng vì bệnh dại.

Ngày 4/8, BS Cao Sỹ Phượng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, xác nhận thông tin trên địa bàn huyện vừa có một người đàn ông tử vong vì bị chó dại cắn.

Theo đó, cách đây khoảng 3 tháng, ông Nguyễn Văn Ch. (SN 1960) ở thôn 3, xã xã Thanh Thạch đưa con chó 1 tháng tuổi nhà nuôi đi tiêm phòng. Ông bị chó cắn ở mặt trong cánh tay trái, chảy ít máu. Thời điểm này con chó nhỏ đang bị ốm. Sau 3 ngày con chó chết.

Từ thời điểm bị chó cắn đến nay, sức khỏe của ông Ch. bình thường, không có biểu hiện gì. Đến sáng 1/8, ông Ch. mệt mỏi, nhức đầu, sợ ánh sáng nên gia đình đã đưa đi Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới thăm khám và được các bác sĩ chuyển lên tuyến trên. Tại Bệnh viện Trung ương Huế, ông Ch. được chẩn đoán mắc bệnh dại và trả về, đến khuya 2/8, bệnh nhân tử vong.

Được biết, năm 2021, tại xã Thanh Hóa cũng có 1 trường hợp tử vong do bệnh dại. Mới đây nhất vào tháng 5/2022 tại xã Thạch Hoá một học sinh lớp 9 cũng không qua khỏi vì bị chó cắn.

[DAP]

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật dại trên da bị tổn thương. Một số biểu hiện của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong.

Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật. Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin hay huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh dại.

Khi bị chó, mèo dại hay nghi dại cắn cần: Xối rửa kỹ tất cả vết cắn, cào trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch; Sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn iod, Povidone, Iodine để làm giảm lượng virus dại tại vết cắn. Chúng ta có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, chúng ta không làm dập thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.

Sau đó, ngượi bị chó, mèo cắn, cào cần được đưa đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại. Bạn hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn người và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn, cào. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như bệnh, chết, mất tích, bị bán hay bị giết… bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay.

[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X