Hotline 24/7
08983-08983

Polyp cổ tử cung là gì? Điều trị và phòng ngừa ra sao?

Polyp cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, nó có nguy hiểm hay dễ diễn tiến thành ung thư không? Câu hỏi này được rất nhiều bạn đọc thắc mắc.

I. Polyp cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là một bộ phận trong cơ quan sinh sản của phụ nữ, nằm ngăn giữa âm đạo vào buồng tử cung. Nó có tác dụng tiết ra các dịch nhầy (không màu, không mùi) để giúp âm đạo không bị khô rát và bảo vệ tử cung khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại từ bên ngoài, đồng thời cũng giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng bên trong âm đạo để thụ tinh. Khi chuyển dạ, cổ tử cung trở nên mỏng hơn và rộng hơn. Điều này giúp em bé đi ra ngoài dễ hơn.

Polyp cổ tử cung phát triển trên bề mặt cổ tử cung hoặc bên trong ống cổ tử cung do các tế bào tăng sinh bất thường. Một số trường hợp nó thò ra ngoài qua cổ tử cung và nằm trong âm đạo.

Polyp cổ tử cung có kích thước từ vài mm đến vài cm, hình dạng như bóng đèn hay dạng nấm, có thể đơn độc hoặc mọc thành chùm. Nó có màu hồng, mềm và dễ chảy máu khi chạm vào.

Bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 40 và 50 khi đã sinh sản vài lần. Polyp hầu như không bao giờ xảy ra ở phụ nữ trẻ trước khi bắt đầu hành kinh. Nhưng nó lại thường gặp khi mang thai, có thể do sự gia tăng hormone estrogen.

Tuy nhiên, nếu ai đó bị polyp cổ tử cung, thường chỉ có một polyp và nhiều nhất là hai hoặc ba.

Polyp cổ tử cung cũng thường lành tính, hoặc không phải ung thư và ung thư cổ tử cung hiếm khi phát sinh từ chúng. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus u nhú ở người (HPV), đây cũng là nguyên nhân gây ra mụn cóc sinh dục.

Polyp cổ tử cungPolyp cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên của phụ nữ.

II. Các triệu chứng của polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu bạn thấy âm đạo tiết ra chất nhầy màu trắng hoặc vàng, hay kinh nguyệt ra nhiều bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay.

Ngoài ra, nếu bạn thấy âm đạo chảy máu trong những tình huống dưới đây thì cũng nên tới bệnh viện khám, cụ thể:

  • Sau khi quan hệ tình dục
  • Giữa các kỳ kinh nguyệt
  • Sau khi thụt rửa âm đạo
  • Sau thời kỳ mãn kinh

Vì những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nó có thể là dấu hiệu của giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung. Do đó, cần gặp bác sĩ sớm để giúp giảm yếu tố nguy cơ này.

III. Nguyên nhân dẫn đến polyp cổ tử cung

Hiện, nguyên nhân dẫn đến polyp cổ tử cung vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên nó có thể do một số yếu tố sau:

Thứ nhất, tăng nồng độ estrogen (hormone sinh dục nữ), nhất là trong thời kỳ mang thai và tiền mãn kinh.

Nếu nồng độ estrogen cao hơn mức bình thường dưới đây bạn sẽ có nguy cơ bị polyp cổ tử cung:

  • Ở tuổi 19 - 29 là 149 pg/ml
  • Tuổi 30 - 39 là 210 pg/ml
  • Tuổi 40 - 49 là 152 pg/ml
  • Tuổi 50 - 59 là 130 pg/ml
  • Phụ nữ trong kỳ kinh ở mức 50 - 400 pg/ml

Thứ 2, viêm mạn tính cổ tử cung, âm đạo hoặc tử cung

Một số nguyên nhân bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn
  • Nhiễm HPV, cũng có thể gây ra mụn cóc
  • Mụn rộp
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Thai kỳ
  • Sẩy thai
  • Phá thai
  • Thay đổi nội tiết tố

Thứ 3, tắc nghẽn mạch máu

Chẩn đoán polyp cổ tử cungKhám phụ khoa thường xuyên giúp phát hiện sớm polyp cổ tử cung

IV. Chẩn đoán polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung có thể dễ dàng nhìn thấy khi phụ nữ đi khám phụ khoa định kỳ. Bác sĩ sẽ thấy những khối u xuất hiện trên cổ tử cung với màu đỏ hoặc tím.

Tuy nhiên, một số trường hợp polyp ở ống cổ tử cung thì sẽ khó phát hiện ra hơn, nên cần có sự hỗ trợ của siêu âm mới giúp bác sĩ phát hiện ra bệnh.

Bên cạnh đó, đôi lúc bác sĩ cần sinh thiết mẫu mô polyp để gửi đến phòng thí nghiệm kiểm tra xem các tế bào polyp lành tính hay ác tính. Trong một số trường hợp hiếm, có thể có các tế bào bất thường hoặc mô hình tăng trưởng tiền ung thư.

V. Điều trị polyp cổ tử cung

Thông thường các polyp cổ tử cung sẽ tự bong ra trong trường hợp phụ nữ đang hành kinh hoặc khi quan hệ tình dục.

Đối với việc điều trị, đa số các bác sĩ sẽ cắt bỏ polyp cổ tử cung nếu chúng gây ra các triệu chứng và nguy hiểm cho bệnh nhân. Đây là một thủ thuật đơn giản mà không cần dùng thuốc giảm đau và bác sĩ có thể thực hiện tại phòng khám.

Các phương pháp loại bỏ polyp cổ tử cung bao gồm:

  • Xoắn gốc polyp
  • Buộc dây phẫu thuật xung quanh gốc của polyp và cắt nó đi
  • Sử dụng kẹp vòng để loại bỏ polyp

Tuy nhiên, để điều trị tận gốc của polyp các bác sĩ cần sử dụng:

  • Nitơ lỏng
  • Đốt điện, bao gồm sử dụng một kim đốt nóng bằng điện
  • Phẫu thuật bằng tia laser

Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ, thoáng qua khi cắt bỏ và chuột rút nhẹ đến trung bình trong vài giờ sau đó. Máu từ âm đạo có thể chảy ra trong một hoặc hai ngày sau khi cắt bỏ.

Trong một số trường hợp, polyp hoặc cuống polyp quá lớn nên không thể loại bỏ tại phòng khám, thì bạn có thể phải phẫu thuật cắt bỏ polyp cổ tử cung ở bệnh viện hoặc phẫu thuật ở bệnh viện, trung tâm phẫu thuật.

VI. Phòng ngừa polyp cổ tử cung

Cắt bỏ polyp là một thủ thuật đơn giản, an toàn và không xâm lấn. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng bị polyp, bạn sẽ có nhiều nguy cơ tái phát trở lại.

Do đó, lời khuyên tốt nhất là nên khám phụ khoa thường xuyên giúp đảm bảo phát hiện sớm bất kỳ khối u nào.

Dưới đây là một số mẹo đơn giản có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Mặc đồ lót bằng vải cotton để không khí lưu thông tốt, tránh độ ẩm cao là môi trường hoàn hảo cho các bệnh nhiễm trùng phát triển.
  • Sử dụng bao cao su trong khi quan hệ
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên
  • Xét nghiệm Pap smear. Tần suất làm xét nghiệm tùy thuộc vào sức khỏe trước giờ và độ tuổi của bạn. Thông thường là từ 3 - 5 năm đối với những phụ nữ không có tiền sử kết quả Pap bất thường.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X