Hotline 24/7
08983-08983

Phòng ngừa và tầm soát đột quỵ sao cho đúng cách?

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa và là căn bệnh gây tử vong, tàn phế hàng đầu thế giới, nhưng nó có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ và tầm soát sớm. TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ sẽ hướng dẫn cụ thể cách phòng ngừa đột quỵ trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi.

1. Thưa TS.BS Trần Chí Cường, trước đây đột quỵ được xem là bệnh của tuổi già, nhưng hiện nay căn bệnh này đã “dòm ngó” người trẻ nhiều hơn, có người mới chớm 40, 50 nhưng đã gặp nhiều di chứng khó phục hồi, thậm chí là tử vong do đột quỵ gây ra.

TS.BS Trần Chí Cường trả lời: Trong những năm gần đây, đột quỵ không còn ở vị trí thứ 3 mà đang soán ngôi bệnh ung thư, song hành cùng nhồi máu cơ tim trở thành nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu thế giới. Do đó, đột quỵ dần được quan tâm nhiều hơn và ngày càng có nhiều bệnh viện trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam có khả năng chẩn đoán và điều trị sớm đột quỵ.

Một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ là tuổi tác. Với quốc gia có mức tuổi thọ trung bình càng cao thì tỷ lệ đột quỵ sẽ càng gia tăng tỷ lệ thuận. Nhưng việc gia tăng này không đáng ngại bằng sự gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ. Điều này đặc biệt thể hiện rõ nhất ở các quốc gia đang phát triển. Ở những nước phát triển thì đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi, có yếu tố nguy cơ cao liên quan đến tuổi tác. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì tình trạng đột quỵ ngày càng nghiêm trọng trên người trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn là do tác động bên ngoài như lối sống, sinh họat, rượu bia, thuốc lá nhiều, thừa cân, béo phì, mỡ máu cao, xã hội áp lực… Đơn thuần như ở Việt Nam, thuốc là và rượu bia là 2 tác nhân hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và làm gia tăng tình trạng đột quỵ ở người trẻ. Mặc dù chúng ta đã biết đến các yếu tố nguy cơ nhưng việc phòng tránh chưa đạt hiệu quả cao.

Phòng ngừa và tầm soát đột quỵ sao cho đúng cách?

2. Để phòng ngừa đột quỵ cần phối hợp nhiều biện pháp, từ cách ăn uống, luyện tập, kiểm soát bệnh lý nền, đến tầm soát định kỳ. Xin hỏi BS:

- Tập luyện thế nào để phòng ngừa đột quỵ? Nhất là khi thời tiết giao mùa, trời trở lạnh như hiện nay.

- Trong chế độ dinh dưỡng cần lưu ý những gì?

TS.BS Trần Chí Cường trả lời: Để phòng ngừa đột quỵ, trước tiên chúng ta phải nhận diện được yếu tố nguy cơ của căn bệnh này.

Về yếu tố nguy cơ được chia làm 2 nhóm, thứ nhất là nhóm kiểm soát, phòng ngừa được và thứ 2 là nhóm không có cách để kiểm soát. Trong đó, những yếu tố nguy cơ kiểm soát được đó là rượu bia, thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và các tác động của môi trường. Khi chúng ta điểm danh các nguy cơ thì sẽ lên được phương án, làm sao để: giảm được mỡ máu, kiểm soát huyết áp đừng để tăng quá cao, kiểm soát cân nặng để không thừa cân béo phì, đừng đưa vào cơ thể các thức ăn bẩn, nhiễm hóa chất độc hại. Khi đã kiểm soát được các yếu tố nguy cơ này sẽ phòng tránh được đột quỵ.

Tình trạng đột quỵ ở Việt Nam ngày càng tăng do 2 yếu tố nguy cơ hàng đầu rất đơn giản nhưng rất khó kiểm soát đó là rượu bia và thuốc lá. Ví dụ, khi đặt vấn đề bỏ thuốc lá thì bệnh nhân thường có phản ứng tiêu cực, không chấp nhận vì thấy rằng khi bỏ thuốc lá thì cơ thể khó chịu, huyết áp tăng, đây là quan niệm sai lầm. Chúng tôi đã ghi nhận nhiều trường hợp đột quỵ dưới 40 tuổi có tiền căn hút thuốc lá 2 gói/ ngày hoặc rượu bia 1 tuần đến 5 bữa.

Bên cạnh đó, ở nước ta còn thường gặp phải tình trạng lười vận động. Nhiều lần tôi công tác tại Nhật thấy ngạc nhiên khi mọi người đi bộ rất nhiều, họ đi làm, về nhà, đi bộ đến các trạm tàu điện ngầm… Còn ở Việt Nam thì xe máy nhiều, xe đạp rất ít và đi bộ gần như là không thấy. Điều đó giải thích vì sao tỷ lệ đột quỵ trong cộng đồng ở Nhật Bản ổn định hơn, nghĩa là tỷ lệ người lớn tuổi thì tương đương nhưng người trẻ thì rất thấp.

Bên cạnh việc nhận biết kiểm soát các yếu tố nguy cơ, để phòng ngừa đột quỵ điều quan trọng hơn nữa là tầm soát sớm, điều trị sớm, nâng cao hiểu biết trong cộng đồng về bệnh đột quỵ để nếu lỡ xảy ra sẽ biết cách ứng phó, đến các bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng, giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế do đột quỵ tốt hơn.

- MC theo dõi trên thông tin trên AloBacsi thấy không ít trường hợp, một gia đình có 2-3 người thân bị đột quỵ. Điều này có phải do di truyền không? Trong gia đình đã có trường hợp đột quỵ thì những người thân nên tầm soát ra sao, cần làm xét nghiệm gì và bao lâu nên làm một lần? Đặc biệt, với những người có tiền sử đột quỵ 1 lần thì nên theo dõi ra sao?

TS.BS Trần Chí Cường trả lời: Chỉ trong vòng tháng qua tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp đau lòng, 2 đồng nghiệp đã ra đi vì đột quỵ trong độ tuổi cống hiến, trên dưới 50 tuổi.

Bên cạnh những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được như tôi đã nói ở trên thì vẫn còn nhóm nguy cơ thứ 2 mà người bệnh không thể tự mình ý thức, kiểm soát được, đó là tuổi tác, dị tật của mạch máu não. Đây là những bệnh tiềm ẩn, rất khó khăn để quan sát, thăm khám trên lâm sàng.

Giả sử, nếu có hẹp động mạch cảnh hoặc hẹp, dị tật, dị dạng hệ thống trên mạch máu não thì đây là những vấn đề mang yếu tố gia đình hoặc liên quan đến bẩm sinh, đã hình thành từ khi ra đời cho đến khi tuổi trưởng thành mới bắt đầu có triệu chứng nhẹ như đau đầu, cơn co giật thần kinh thoáng qua nhưng chưa được quan tâm. Cho đến khi dị dạng, dị tật căng dãn quá mức làm vỡ ra gây xuất huyết não, khiến bệnh nhân tử vong đột ngột.

Hoặc một vấn đề khác, bệnh nhân bị hẹp mạch máu sâu trên não như động mạch não giữa, động mạch cảnh trong, khi hình thành cục máu đông đủ lớn nó sẽ làm tắc nghẽn đột ngột mạch máu não. Nếu điều này xảy ra trong đêm khi bệnh nhân đang ngủ hoặc trường hợp tắc nghẽn mạch máu lớn không khai thông kịp thời thì chỉ cần vài phút là não đã tổn thương toàn bộ dẫn đến tử vong.

Ngày nay với những công nghệ hiện đại, như ở Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ, chúng tôi đã có thể tầm soát được những dị tật, dị dạng, hoặc vấn đề hẹp lòng mạch máu trên não. Người bệnh chỉ cần khoảng 15 phút chụp cộng hưởng từ MRI 3 Tesla thì hoàn toàn có thể tầm soát trước khi đột quỵ xảy ra. Những nhóm người có nguy cơ cao hoặc những ai trong gia đình có quá nhiều người thân bị đột quỵ mà không giải thích được lý do thì có thể tầm soát sớm để tìm ra nguyên nhân, điều trị và phòng tránh đột quỵ trong tương lai.

3. Hộp thư tiếp nhận câu hỏi của AloBacsi nhiều bạn đọc có chung thắc mắc: Họ có nên mua thuốc được quảng cáo uống 1 viên khi bị đột quỵ sẽ tránh được di chứng, tử vong dự trữ sẵn trong nhà đề phòng khi cần? Quan điểm của TS.BS Trần Chí Cường về vấn đề này như thế nào ạ?

TS.BS Trần Chí Cường trả lời: Cho đến thời điểm này, tôi xin khẳng định chưa có một loại thuốc nào khi sử dụng có thể phòng tránh được tất cả các tình trạng nhồi máu não, xuất huyết não, giải quyết cục máu đông, hạ huyết áp, kiểm soát đường, kiểm soát mỡ. Tất cả những thông tin quảng cáo về các loại thuốc đó chỉ dừng lại ở TPCN. Khi nó là TPCN thì có thể uống hoặc không.

Trong ngành Y hiện chưa có khuyến cáo, nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh những loại thuốc đó có tác dụng phòng tránh được tất cả các dạng đột quỵ nói chung. Hiện chỉ có các loại thuốc đặc trị làm tan cục máu đông, khi bệnh nhân xảy ra đột quỵ và được đưa đến bệnh viện trong 4,5 giờ đầu hay còn gọi là thời gian vàng thì BS phải loại trừ xuất huyết não, loại trừ những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ xuất huyết tiêu hóa rồi mới tiến hành tiêm thuốc tan cục máu đông. Lọ thuốc này giá trị hơn 10 triệu đồng và chỉ có dạng tiêm, không phải dạng uống, được thực hiện trong bệnh viện bởi đội ngũ y tế. Do đó chúng ta đừng tốn kém quá nhiều tiền vào các loại TPCN truyền miệng, không uy tín.

Như vậy, với bệnh đột quỵ không chỉ đơn thuần là nhận diện nó mà còn phải có sự hiểu biết nhất định. Bởi trước khi can thiệp, điều trị cho bất kỳ bệnh nhân nào thì BS phải có chẩn đoán rõ ràng đột quỵ nặng hay nhẹ, xuất huyết não hay nhồi mãu não, mạch máu, cơ quan nào bị ảnh hưởng thì mới có hướng xử trí tốt nhất cho bệnh nhân.

4. Tại Nhật Bản, các nhà khoa học đã nghiên cứu hàng chục năm để chứng minh món ăn Natto (đậu tương lên men) có truyền thống 2.000 năm chứa một enzym cực mạnh - Nattokinase có tác dụng làm tan huyết khối, phòng ngừa hình thành cục máu đông, từ đó giúp hỗ trợ, điều trị đột quỵ.

Là thầy thuốc của y học hiện đại và có cơ hội công tác nhiều lần tại Nhật Bản, BS Cường có tìm hiểu về loại enzym này hay thông tin cụ thể hơn về nghiên cứu về Nattokinase cho khánh giả hiểu rõ hơn ạ? BS có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm cá nhân trong quá trình điều trị, phục hồi và sử dụng thêm Nattokinase cho bệnh nhân đột quỵ

TS.BS Trần Chí Cường trả lời: Tôi xin chia sẻ cho bạn đọc dưới 2 góc độ. Thứ nhất là chứng kiến thực tế, thứ hai là góc độ của người bác sĩ.

Tôi may mắn được tham quan, chia sẻ và giảng dạy tại Nhật Bản thì được biết đây là món ăn rất nổi tiếng của quốc gia này, được làm từ đậu tương lên men. Sau đó, từ món ăn này đã tinh chế ra loại men Nattokinase để tạo thành viên thuốc.

Khi thí nghiệm, các chuyên gia Nhật Bản đã sử dụng nattokinase đổ vào dụng cụ chứa cục máu đông nhân tạo, sau một thời gian thì huyết khối xung quanh viên thuốc dần tan ra. Từ đó, người ta mới so sánh, những người ăn món ăn này thường xuyên thì tỷ lệ đột quỵ ít hơn người không sử dụng.

Sau quá trình đúc kết lâu dài, người ta đã bào chế ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym chứa men nattokinase, thực tế đã có nghiên cứu nếu khi sử dụng lâu dài sẽ giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là đem lại hiệu quả trong việc phòng ngừa, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch máu.

Trên kinh nghiệm của bác sĩ, chúng tôi cũng đã phối hợp đa mô thức, nghĩa là điều trị chung NattoEnzym với thuốc huyết áp, tiểu đường, tim mạch, chống cục máu đông, kết quả là bệnh nhân dung nạp tốt. Nhiều bệnh nhân quay lại tái khám, ghi nhận hiệu quả tốt và hoàn toàn có thể phối hợp trong liệu trình điều trị, phục hồi chức năng sau đột quỵ để cải thiện tình trạng cũng như điều trị để phòng ngừa đột quỵ.

5. Nhiều người lo ngại việc dùng chung Nattokinase làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị đặc hiệu. Vậy thưa TS.BS Trần Chí Cường khi sử dụng Nattokinase chung với thuốc cần lưu ý gì?

TS.BS Trần Chí Cường trả lời: Chỉ một lưu ý duy nhất là chúng ta không nên uống quá nhiều loại thuốc trong trường hợp bệnh nhân đang có nguy cơ chảy máu, ví dụ như đang sử dụng aspirin mà có xuất huyết bao tử, đau dạ dày nhiều hoặc từng có tiền căn bị trĩ, các vấn đề liên quan đến chảy máu (ví dụ như chảy máu chân răng) thì không nên dùng dụng NattoEnzym vì tác dụng của nó là làm tan cục máu đông nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông - cầm máu.

Còn đối với những trường hợp thông thường, nghĩa là bệnh nhân hút thuốc lá nhiều năm, 2 gói/ ngày, nguy cơ cục máu đông cao thì hoàn toàn có thể sử dụng chung aspirin, Plavix với NattoEnzym. Đặc biệt, trong những trường hợp bệnh nhân không sử dụng loại thuốc nào, chỉ đơn thuần là có yếu tố nguy cơ thì vẫn có thể sử dụng NattoEnzym trong thời gian dài 1-2 năm để phòng ngừa cục máu đông trong lòng mạch máu.

Tóm lại, khi điều trị phối hợp trong một toa thuốc có uống kèm NattoEnzym hoàn toàn có thể thực hiện được, không làm gia tăng các tác hại không mong muốn, chỉ lưu ý duy nhất đối với các bệnh nhân đang có bệnh lý nền liên quan đến chảy máu.

6. Khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa, điều trị đột quỵ cần dựa trên những tiêu chí nào thưa TS.BS Trần Chí Cường. Hiện, trên thị trường có nhiều sản phẩm chứa Nattokinase. Làm thế nào để biết được đâu là sản phẩm có chất lượng và an toàn cho người sử dụng?

TS.BS Trần Chí Cường trả lời: Việc lựa chọn một loại thuốc sử dụng cho cơ thể rất quan trọng. Trong cộng đồng ở Việt Nam vẫn còn tình trạng rất nhiều người nghe truyền miệng, truyền tai tự mua thuốc, thậm chí là tự pha chế ở nhà để uống. Có những bệnh nhân tiểu đường không uống thuốc Tây mà về pha chế thuốc uống tại nhà, khi vào bệnh viện trong tình trạng phù toàn thân, suy thận cấp, suy gan cấp, rất nguy hiểm.

Do đó, trước khi quyết định sử dụng một loại TPCN thì điều quan trọng là phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ để biết rõ công ty đó có được Bộ Y tế cấp phép hay không, TPCN có được chấp nhận và cho lưu hành hay không, từ đó mới xác định rõ ràng chất lượng của nó đến đâu để sử dụng. Thứ 2 là trước khi dùng phải tham khảo sản phẩm đó đã được thực hiện ở đâu, có nghiên cứu, bằng chứng lâm sàng hay không. Bên cạnh đó, giá cả phải phù hợp, tránh nghe những lời truyền miệng dẫn đến lệch lạc trong vấn đề sử dụng TPCN.

Mặt khác, trước khi sử dụng TPCN, chúng ta phải cân đối tất cả những yếu tố nguy cơ, cũng như cân đối sự lợi - hại, giá cả của nó. Điều quan trọng là chúng ta phải biết rằng, việc đầu tư vào bệnh tật đã tốt chưa, tránh tình trạng ngộ nhận là đã sử dụng TPCN tốt nhất rồi nên rượu bia thoải mái, thuốc lá 2 gói/ ngày thì đột quỵ sẽ ghé thăm.

Nhận biết và phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh tiểu đường, tăng huyết áp

Đừng gọi “cơn thiếu máu não thoáng qua”, hãy gọi đó là “cơn đột quỵ nhẹ”!

Mùa lạnh đến gần, người sau 50 tuổi cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X