Hotline 24/7
08983-08983

Phòng ngừa huyết khối xoang tĩnh mạch não ở phụ nữ và trẻ em

Huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVST) là một dạng đột quỵ xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và phụ nữ, đặc biệt là nhóm tuổi từ 20 đến 35, do mang thai, sau sinh và sử dụng thuốc tránh thai. Còn lại, nhưng người lớn tuổi trên 35 đều có thể bị ảnh hưởng.

I. Huyết khối xoang tĩnh mạch não là gì?

Huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVST) xảy ra khi cục máu đông hình thành trong xoang tĩnh mạch não làm ngăn cản dòng máu lưu thông ra khỏi não.

Xoang tĩnh mạch dọc trên là đường thoát của hệ tĩnh mạch não. Bình thường để nuôi một cơ quan, máu đi vào đường động mạch và đi ra đường tĩnh mạch. Tuần hoàn não cũng vậy, đòi hỏi có sự lưu thông của động mạch đi vào và tĩnh mạch đi ra. Nếu máu từ động mạch đi vào được mà không đi ra được thì bệnh nhân sẽ bị phù não, xuất huyết não, không cấp cứu và điều trị kịp thời thì khả năng tử vong gần như 100%.

Huyết khối xoang tĩnh mạch nãoHuyết khối xoang tĩnh mạch não là bệnh lý nguy hiểm do sự hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn sự lưu thông mạch mạch máu

II. Nguyên nhân nào gây ra huyết khối xoang tĩnh mạch não?

Huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVST) là một diễn tiến đột quỵ hiếm gặp. Khác với đột quỵ thông thường ở người cao tuổi (do tăng huyết áp, tiểu đường , xơ vữa động mạch ...), huyết khối xoang tĩnh mạch não thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi do mang thai, sau sinh và bệnh tạo keo (bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh xơ cứng bì toàn thể, bệnh viêm da và cơ hay viêm đa cơ, bệnh viêm nút quanh động mạch).

Nguy cơ bị huyết khối xoang tĩnh mạch não ở trẻ sơ sinh là cao nhất trong tháng đầu tiên. Nhìn chung, khoảng 3 trong số 300.000 trẻ em và thanh thiếu niên đến 18 tuổi sẽ có khả năng bị đột quỵ.

Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể gây huyết khối tĩnh mạch não vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu chỉ ra:

1. Huyết khối xoang tĩnh mạch có thể do nhiễm trùng

  • Nhiễm trùng tai
  • Nhiễm trùng ổ mắt
  • Viêm màng não
  • Viêm xoang chũm
  • Viêm tai dẫn đến nhiễm trùng xoang chũm

Trường hợp nhiễm trùng sẽ làm hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch não, dẫn đến đột quỵ.

2. Huyết khối xoang tĩnh mạch có thể không do nhiễm trùng

  • Rối loạn đông máu
  • Rối loạn tăng sinh tủy
  • Ung thư
  • Sử dụng thuốc tránh thai

Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác để lại biến chứng máu đông trong tĩnh mạch não như chấn thương vùng đầu, phẫu thuật chọc dò tủy sống...

III. Các yếu tố nguy cơ của huyết khối xoang tĩnh mạch não là gì?

Trẻ em và người lớn có các yếu tố nguy cơ lớn đối với Huyết khối xoang tĩnh mạch não.

Huyết khối xoang tĩnh mạch não ở trẻ emHuyết khối xoang tĩnh mạch não xảy ra ở trẻ em có thể do thiếu máu, thiếu sắt

1. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hình thành cục máu đông cao dẫn đến huyết khối xoang tĩnh mạch não như:

  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Thiếu máu tán huyết mãn tính
  • Beta-thalassemia thể nặng
  • Bệnh tim bẩm sinh hoặc mắc phải
  • Thiếu sắt
  • Một số bệnh nhiễm trùng
  • Mất nước
  • Chấn thương đầu
  • Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có tiền sử vô sinh

2. Đối với người lớn

  • Mang thai và vài tuần đầu sau khi sinh
  • Các vấn đề về đông máu: Hội chứng kháng phospholipid, thiếu protein C và S, thiếu antithrombin III, thuốc chống đông máu lupus, hoặc đột biến yếu tố V Leiden.
  • Ung thư
  • Các bệnh mạch máu collagen như lupus, u hạt Wegener và hội chứng Behcet
  • Béo phì
  • Huyết áp trong não thấp (hạ huyết áp nội sọ)
  • Bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng

IV. Các triệu chứng của huyết khối xoang tĩnh mạch não là gì?

Các triệu chứng của huyết khối xoang tĩnh mạch não có thể khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của huyết khối. Nếu xử trí nhanh chóng với các triệu chứng này có thể giúp bạn hồi phục nhiều hơn.

Đưới đây là những triệu chứng thường xảy ra:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Nhìn mờ, nhìn đôi
  • Ngất hoặc mất ý thức
  • Mất kiểm soát cử động của một phần cơ thể
  • Co giật
  • Hôn mê

Đau đầu là triệu chứng hay gặp nhất (khoảng 90% số bệnh nhân huyết khối xoang tĩnh mạch não). Đau đầu có đặc điểm là đau lan tỏa, tăng dần trong vòng vài ngày tới vài tuần. Có bệnh nhân đau nửa đầu hoặc đau gợi ý đến chảy máu dưới nhện.

Một số đặc điểm quan trọng phân biệt huyết khối xoang tĩnh mạch não với bệnh lý mạch máu não khác: 1. Triệu chứng co giật rất hay gặp, xấp xỉ 40% số bệnh nhân; 2. Thường biểu hiện triệu chứng ở cả 2 bên não; 3. Triệu chứng tiến triển tăng dần từ từ.

triệu chứng huyết khối xoang tĩnh mạch nãoĐau đầu là triệu chứng dễ gặp nhất của huyết khối xoang tĩnh mạch não

V. Làm thế nào để chẩn đoán huyết khối xoang tĩnh mạch não?

Nếu bạn bị bất kỳ loại đột quỵ nào mà được điều trị ngay lập tức thì khả năng hồi phục sẽ rất cao. Do đó, khi gặp phải các triệu chứng nghi ngờ đột quỵ thì đừng do dự hãy gọi điện ngay cho cấp cứu 115 để được hỗ trợ và giúp đỡ.

Khi đến bệnh viện, bước đầu bác sĩ sẽ khai thác thông tin về tiền sử bệnh và khám sức khỏe. Tuy nhiên, chẩn đoán cuối cùng đối với huyết khối xoang tĩnh mạch thường được thực hiện dựa trên các xét nghiệm hình ảnh cho thấy các vùng máu chảy, cụ thể như:

  • Chụp cộng hưởng MRI hoặc chụp CT
  • Siêu âm tim, đo điện tim
  • Xét nghiệm máu

VI. Điều trị huyết khối xoang tĩnh mạch não như thế nào?

Việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh, nếu bị nhiễm trùng
  • Thuốc chống co giật để kiểm soát cơn co giật nếu chúng xảy ra
  • Thuốc chống đông máu
  • Giám sát và kiểm soát áp suất bên trong đầu
  • Can thiệp, phẫu thuật
  • Theo dõi hoạt động của não
  • Đo thị lực và theo dõi sự thay đổi
  • Phục hồi chức năng

VII. Biến chứng của huyết khối xoang tĩnh mạch não là gì?

Các biến chứng có thể gặp sau khi bị huyết khối xoang tĩnh mạch não là:

  • Khó nói
  • Khó cử động các bộ phận của cơ thể
  • Giảm thị lực
  • Đau đầu
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Áp lực lên dây thần kinh
  • Chấn thương não
  • Nguy hiểm nhất là tử vong

Phụ nữ và trẻ nhỏ cần giảm ăn thực phẩm giàu chất béo, tăng cường trái cây và rau quả để phòng ngừa huyết khối xoang tĩnh mạch não

VIII. Có thể ngăn ngừa huyết khối xoang tĩnh mạch não không?

Bạn có thể làm nhiều điều để ngăn ngừa đột quỵ bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh và khoa học như:

  • Giảm ăn thực phẩm giàu chất béo, tăng cường trái cây và rau quả.
  • Ăn các sản phẩm từ sữa ít béo và ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, ngũ cốc và mì ống.
  • Tập thể dục hàng ngày.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Kiểm soát bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, huyết áp cao...

IX. Sống chung với huyết khối xoang tĩnh mạch não

Việc phục hồi và sống khỏe mạnh sau huyết khối xoang tĩnh mạch não sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng nặng hay nhẹ của đột quỵ đến não như thế nào. Trong đó, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cần tham gia một chương trình phục hồi chức năng như vật lý trị liệu để lấy lại khả năng vận động hoặc ngôn ngữ.

Các tác động khác có thể xảy ra sau đột quỵ, chẳng hạn như đau đầu hoặc giảm thị lực, thì cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh và Mắt.

Nếu bạn đã bị huyết khối xoang tĩnh mạch não (hay bất cứ bệnh lý nào khác liên quan đến huyết khối), bạn có thể cần phải tránh một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, vì nó có thể làm tăng nguy cơ đông máu.

https://alobacsi.com/benh-tu-mien-la-gi-va-nen-song-chung-voi-benh-tu-mien-nhu-the-nao-n409215.html

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X