Hotline 24/7
08983-08983

Phẫu thuật cắt giác mạc tỏa tròn là gì?

Phương pháp này được bắt nguồn từ khi bác sĩ Fyodorov khám cho một bé trai bị mảnh kính găm vào mắt, gây xước giác mạc.

Phẫu thuật cắt giác mạc tỏa tròn là gì?

Phương pháp này được sáng tạo bởi bác sĩ nhãn khoa người Nga tên Svyatoslav Fyodorov. Phương pháp được bắt nguồn từ khi bác sĩ Fyodorov khám cho một bé trai bị mảnh kính găm vào mắt, gây xước giác mạc.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Sau khi gắp mảnh kính ra, mắt của cậu bé không những được lành lặn, mà còn xảy ra một hiện tượng đáng kinh ngạc: tầm nhìn và thị lực được cải thiện rất nhiều, nhờ khúc xạ ánh sáng trong mắt thay đổi. Từ đó, Fyodorov nảy ra ý tưởng mô phỏng theo những vết xước ông nhìn thấy trong mắt cậu bé để tạo ra phương pháp chữa cận thị mới.

Sau đó, phương pháp của ông trở nên cực kỳ phổ biến, giúp cho hàng triệu người không cần phải đeo kính nữa. Tuy nhiên theo chúng ta đã thấy, phương pháp này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng.

Thị lực của mắt

Thị lực của mắt là khả năng phân biệt các nguồn sáng nằm sát nhau. Trong điều kiện được chiếu sáng đủ, mắt bình thường có thể phân biệt được hai điểm  mà các tia sáng từ hai điểm này đến mắt tạo thành góc a = 1 phút (1phút = 1/60o).

Các tật khúc xạ của mắt: Rối loạn khả năng điều tiết của mắt gây các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, lão thị, loạn thị).

Lão thị: giảm khả năng đàn hồi của thủy tinh thể, chỉ có một tiêu cự ứng với một khoảng cách tùy theo từng cá thể, mắt không thích nghi với nhìn gần cũng như với nhìn xa và phải dùng các thấu kính hội tụ hai tròng hoặc có độ hội tụ tăng dần từ trên xuống dưới để nhìn được rõ.

Viễn thị: Do nhãn cầu ngắn hoặc do độ hội tụ của mắt kém nên bệnh nhân nhìn rõ vật ở xa, không nhìn rõ vật ở gần, ảnh của vật rơi ra phía sau võng mạc. Để sửa tật này cần đeo thấu kính hội tụ.

Cận thị: Do nhãn cầu dài hoặc do độ hội tụ của mắt tăng hơn bình thường; bệnh nhân nhìn rõ vật ở gần, không nhìn rõ vật ở xa, ảnh của một vật ở xa rơi trước võng mạc. Muốn nhìn rõ vật ở xa thì phải dùng kính phân kỳ. Phương pháp dùng lazer làm căng nhẹ giác mạc có thể chữa được cận thị

Loạn thị: Do độ cong của giác mạc hoặc của hệ thấu kính của mắt không đều làm cho độ hội tụ của hệ thấu kính không đồng đều theo các trục, vì vậy các tia sáng không cùng rơi vào một điểm. Mắt chỉ có khả năng điều chỉnh độ hội tụ chung chứ không có khả năng đồng thời điều chỉnh độ hội tụ theo từng trục. Bệnh nhân không thể nhìn rõ toàn bộ vật, nhìn rõ được chỗ này lại thấy mờ chỗ khác tùy theo trục. Để sửa tật này, cần đeo thấu kính lăng trụ đặc biệt để điều chỉnh độ hội tụ theo trục bị rối loạn. Tật này có thể đi kèm với một tật khúc xạ khác, ví dụ vừa loạn thị vừa cận thị và được điều trị bằng kính làm cho từng mắt, từng người.

Đục thủy tinh thể: Là một bệnh do nhiều nguyên nhân và rất hay gặp ở người cao tuổi. Các protein sợi bị thoái hóa, sau đó đông đặc lại tạo nên một vùng đục ở thủy tinh thể hoặc làm đục cả nhân mắt, cản trở tia sáng đi qua. Để điều trị phải mổ, lấy đi thủy tinh thể bị đục và thay thế bằng bằng thủy tinh thể nhân tạo. Sau khi thay nhân mắt, thị lực trở về mức trước khi bị đục.


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X