Phân biệt dấu hiệu đột quỵ với trúng gió, cảm lạnh
Thầy thuốc Nhân dân.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã có những hướng dẫn cụ thể về cách phân biệt dấu hiệu đột quỵ với trúng gió, cảm lạnh cũng như những cơ sở y tế cần đến khi bị đột quỵ trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc đón xem.
1. Phân biệt triệu chứng của đột quỵ với cảm lạnh, trúng gió
Mùa lạnh, đột quỵ dễ dàng “ghé thăm” giới trung niên. Nhưng vì gió lạnh tràn về khiến nhiều người nhầm tưởng giữa dấu hiệu của cảm lạnh, trúng gió dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Xin hỏi GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông, làm thế nào để nhận diện rõ ràng những tình trạng này ạ?
TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:
Đây là một vấn đề thường thức, nếu chúng ta không phân biệt rõ ràng có thể dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, vì người cần thì không được đưa đến bệnh viện và ngược lại.
Trong mùa lạnh, nếu cảm thì ngoài biểu hiện của đau đầu sẽ kết hợp với ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng… có thể dùng thuốc thông thường là khỏi, hoặc không cần sử dụng thì cơ thể cũng sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Còn với đột quỵ, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết đó chính là tê yếu, liệt nửa người, có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Đau đầu của đột quỵ sẽ rất dữ dội, trong trường hợp chảy máu não bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đầu như búa bổ và thường kết hợp tăng huyết áp. Bên cạnh đó, còn có rối loạn ý thức, nói khó, nói ngọng, nói líu lưỡi, lơ mơ và hôn mê.
2. Sơ cấp cứu khi có người bị đột quỵ
Khi xảy ra đột quỵ, người nhà nên sơ cứu như thế nào? Bước nào ưu tiên nhất trong quy trình cấp cứu đột quỵ tại nhà ạ? Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ mang ý nghĩa như thế nào?
TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:
Khi xác định người bệnh bị đột quỵ, tức là có các yếu tố như: tê yếu, liệt nửa người; nói ngọng, nói khó, nói líu lưỡi, rối loạn ý thức… thì tốt nhất nên để bệnh nhân nằm trên giường và theo dõi xem nếu có đờm dãi chảy ra thì phải móc họng và cho bệnh nhân nằm nghiêng một bên để không bị tắc đường thở. Nếu bệnh nhân kích thích quá mạnh thì phải cố định họ lại để không bị té ngã.
Ngoài ra, không được cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì, kể cả thuốc hạ huyết áp. Song song đó phải gọi điện ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có xe hỗ trợ cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất.
Trường hợp thứ 2, người nhà có thể tự đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, tuy nhiên đây phải là cơ sở có khả năng chẩn đoán, cấp cứu và điều trị bệnh nhân đột quỵ, bao gồm: có máy CT, đội ngũ chuyên gia, hồi sức tích cực để giúp bệnh nhân, chứ không nên đưa bệnh theo hướng bậc thang từ phường, xã, quận, huyện,… mới tới các bệnh viện lớn.
Mặt khác, trong quá trình di chuyển nên gọi điện thông tin cho bệnh viện về vị trí, tình trạng bệnh nhân,… để bệnh viện chuẩn bị sẵn giường và lên phương án điều trị thích hợp, nhằm hỗ trợ bệnh nhân kịp thời.
3. Bị đột quỵ, đến bệnh viện nào, cung cấp những thông tin gì?
Ở miền Bắc hiện nay có bao nhiêu bệnh viện có thể xử trí, cấp cứu đột quỵ thưa BS? Khi có dấu hiệu đột quỵ thì gọi đến đâu, cung cấp những thông tin nào, vì dường như lúc này ai cũng rất luống cuống?
TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:
Nhìn chung các bệnh viện thuộc tuyến quận đến thành phố đều có khả năng cấp cứu đột quỵ.
Bệnh viện cấp cứu đột quỵ yêu cầu phải có đầy đủ trang thiết bị như máy chụp CT, MRI,… và đội ngũ nhân viên hồi sức cấp cứu, bác sĩ thần kinh mạch máu.
Hiện có khoảng 84% các cơ sở y tế tuyến quận trở lên ở Việt Nam đều có máy chụp quét CT giúp xác định đột quỵ xuất huyết hay nhồi máu não.
Tuy nhiên, nếu bệnh viện tỉnh hoặc huyện nếu có đầy đủ trang thiết bị vẫn có khả năng cấp cứu đột quỵ.
>>> Mạng lưới cấp cứu Đột quỵ trên địa bàn TPHCM
>>> Thống kê toàn bộ bệnh viện cấp cứu đột quỵ trên cả nước
Vậy ở những nơi chưa có mạng lưới cấp cứu đột quỵ hoặc cơ sở y tế chuyên sâu thì phải làm thế nào, đưa đến cơ sở y tế ít nhất được trang bị những gì để có thể cứu sống người đột quỵ thưa BS?
TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:
Khi đến bệnh viện, nếu cơ sở có khả năng chẩn đoán, cấp cứu đột quỵ thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm thông thường như xét nghiệm máu, công thức máu, đường máu,… Sau đó đưa đi chụp CT để loại trừ xuất huyết não hoặc nhồi máu não/tắc mạch não để có phương pháp điều trị thích hợp cho từng loại.
Hiện nay, trong giai đoạn đầu cấp cứu đột quỵ thiếu máu não/tắc mạch não thì rất cần thời gian vàng để điều trị đó là từ 3 - 4,5 giờ. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiêu khối để tiêu cục máu đông, nhưng ngoài khung giờ trên thì không thể thực hiện bằng biện pháp này.
Đối với trường hợp tắc mạch lớn trong sọ, bác sĩ sẽ dùng phương pháp can thiệp lấy huyết khối, thời gian vàng là 6 giờ.
Trong lúc này, người nhà nên cung cấp cho các bác sĩ thời gian bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ trong khung giờ nào, để bác sĩ xác định từ lúc bệnh nhân khởi phát triệu chứng đến khi được điều trị là bao lâu. Ngoài ra, cần cung cấp tiền sử cá nhân như bệnh nhân có nghiện rượu không, có hút thuốc lá hay tăng huyết áp,… để không mất thời gian thực hiện xét nghiệm khác.
Ở những cơ sở có điều kiện chẩn đoán, cấp cứu, điều trị đột quỵ thì đội ngũ y bác sĩ sẽ xử trí từ đầu đến cuối, nên người nhà có thể hoàn toàn yên tâm.
5. Lưu ý gì khi chọn sản phẩm phòng ngừa đột quỵ?
Thưa GS, hiện nay nhiều người chủ động tìm đến các sản phẩm phòng ngừa đột quỵ với mong muốn chặn đứng nguy cơ mắc căn bệnh này. Vậy xin hỏi GS, để lựa chọn một sản phẩm tốt, phù hợp thì cần dựa trên những nguyên tắc nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu?
TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:
Phải có yếu tố nguy cơ mới sử dụng thuốc dự phòng, ngược lại thì không cần thiết. Nếu tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lypid thì ngoài chế độ ăn chúng ta có thể sử dụng thuốc để hạ đường huyết, hạ đường máu và hạ mỡ máu.
Hoặc nếu bệnh nhân có bệnh tim mạch thì cần phải đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách uống thuốc dự phòng, đây là biện pháp bắt buộc phải làm.
Do đó, bản thân bệnh nhân không thể tự đi mua thuốc được. Thậm chí có trường hợp một người bạn bị huyết áp cao mà người bệnh nhân lại lấy đơn thuốc của người đó để uống là không được, hoặc tự mua lấy cũng không nên, vì mỗi loại thuốc sẽ có tác dụng khác nhau.
Bên cạnh đó, cũng tuyệt đối không nên quên thuốc, uống quá liều, uống sai giờ,… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị.
Ngoài ra, cũng không nên nghe theo những lời đồn, quảng cáo từ thực phẩm chức năng hoặc thảo dược, mà tất cả sản phẩm này nếu được sản xuất ở nhà máy lớn, được Bộ Y tế cho phép và được nghiên cứu kỹ thì hãy nên dùng.
6. Phòng ngừa đột quỵ thế nào?
Cùng với việc sử dụng thuốc dự phòng, người bệnh cần thay đổi cả về chế độ sinh hoạt lẫn thực phẩm. Vậy nhờ chuyên gia cho lời khuyên tốt nhất đối với lứa tuổi trung niên và cao tuổi?
TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:
Đối với những yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ ở người trung niên và cao tuổi, thì trước tiên cần phải kiểm soát huyết áp.
Thứ 2, chế độ ăn uống hợp vệ sinh, tránh đồ ăn nhanh, dầu mỡ động vật, đồ ăn vặt.
Thứ 3, các thói quen xấu nên từ bỏ như không lạm dụng rượu bia, bỏ thuốc lá.
Thứ 4, tập thể dục thường xuyên.
Trân trọng!
Trân trọng cảm ơn NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ do cục máu đông nguyên liệu Nhật Bản đã đồng hành cùng chương trình.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình