Hotline 24/7
08983-08983

Nước Anh sẽ nới lỏng các biện pháp phong tỏa; Làn sóng COVID-19 thứ ba đè nặng Pháp

Nước Anh sẽ nới lỏng các biện pháp phong tỏa COVID-19. Tuy nhiên, thủ tướng Anh vẫn kêu gọi mọi người tiếp tục đề cao cảnh giác vì biến thể COVID-19 vẫn đang hoành hành.

Thủ tướng Boris Johnson yêu cầu người dân Anh vẫn phải cảnh giác khi nước này nới lỏng một số biện pháp phong tỏa.

Reuters đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi người dân quốc gia này tiếp tục đề cao cảnh giác dù Chính phủ gỡ bỏ lệnh yêu cầu ở nhà và một số biện pháp phong tỏa.

Chính phủ Anh sẽ lập ra một văn phòng truyền thông y tế nhằm giúp hạn chế tình trạng béo phì, cải thiện sức khỏe tinh thần và kêu gọi mọi người vận động nhiều hơn. Bản thân ông Johnson khẳng định mình “bị thừa cân” khi ông bị nhiễm COVID-19 nặng trong năm qua.

Kể từ hôm nay (29/3), nước Anh quy định nếu có từ 6 người hay 2 gia đình trở lên tụ tập ngoài trời ở các sân quần vợt hay bóng rổ thì cần tuân thủ quy định hạn chế tiếp xúc gần.

Chương trình tiêm ngừa COVID-19 ở Anh đã trở thành một trong các sự kiện thành công nhất thế giới. Tuy nhiên, mối lo ngại chính vẫn là thiếu vắc xin, số ca nhiễm COVID-19 vẫn còn cao ở một số nơi tại châu Âu và sự hoành hành của biến thể virus SARS-CoV-2.

Ông Johnson cảnh báo: “Vì số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng khắp Châu Âu và biến thể mới đang đe dọa đến việc phân phối vắc xin, chúng ta phải hết sức cảnh giác. Mặc dù một số biện pháp phong tỏa được nới lỏng, chúng ta phải tuân thủ các quy định: rửa tay, rửa mặt, giữ khoảng cách và chủng ngừa khi đến phiên mình”.

Chiến dịch mới quảng bá chất lượng không khí cho công chúng Anh được thực hiện ngày 29/3 nhằm nhắc nhở mọi người không nên tụ tập và giao lưu trong nhà.

Ông Johnson khẳng định: “Đại dịch COVID-19 đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc giải quyết bệnh tật. Vì vậy, chúng ta cần giúp đỡ mọi người có cuộc sống khỏe mạnh để có thể cùng nhau ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh tật tốt hơn”.

Làn sóng COVID-19 thứ ba đè nặng Pháp

Bộ Y tế Pháp hôm 28/3 cho biết số bệnh nhân COVID-19 trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) đang tăng mạnh, nhiều hơn cả giai đoạn đỉnh điểm.

4.872 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại ICU, gần chạm mức cao nhất vào tháng 11/2020 - thời điểm trải qua làn sóng đại dịch thứ hai. Khi ấy, 4.919 người phải nằm cấp cứu trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt.

Hôm 28/3, 41 bác sĩ ở Paris cùng viết một bài báo trên tờ Le Journal du Dimanche, cảnh báo bệnh viện có thể sớm lâm vào tình cảnh quá tải, phải chọn bệnh nhân để chữa trị do đợt bùng phát thứ ba. "Việc phân loại sẽ tác động đến tất cả bệnh nhân, cả người bệnh COVID-19 và người mắc bệnh khác, đồng thời ảnh hưởng đặc biệt đến cơ hội người bệnh được điều trị tích cực", nhóm chuyên gia nhận định.

Các bác sĩ cho biết họ chưa bao giờ rơi vào tình huống như vậy, ngay cả trong những cuộc tấn công khủng bố tồi tệ xảy ra những năm gần đây. Theo họ, việc lựa chọn đã bắt đầu và các bệnh viện buộc phải hoãn các ca phẫu thuật. "Sự trì hoãn sẽ tăng lên trong những ngày tới. Chỉ những trường hợp khẩn cấp quan trọng mới được điều trị tích cực", các bác sĩ cảnh báo.

Ông Remi Salomon, một quan chức y tế ở Paris, dự đoán áp lực lên các bệnh viện có thể sẽ giảm bớt vào tháng 5 hoặc tháng 6 nhờ vắc xin, đồng thời nhận định làn sóng dịch thứ ba ở Pháp hiện nay có thể nghiêm trọng nhất, nhưng cũng có khả năng là đợt dịch cuối. Cơ quan y tế khu vực Paris (ARS) yêu cầu các cơ sở đặt mục tiêu cung cấp 2.200 giường cho bệnh nhân COVID-19. Mục tiêu trước đó là 1.800 giường và sẽ được hoàn thành trong vòng những ngày tới.

Giới khoa học cho rằng các quy định phong tỏa nhắm vào những khu vực có khả năng lây nhiễm cao như Paris là chưa đủ, nhất là khi đất nước phải đối mặt với các biến thể virus mới lây lan nhanh. Ngày 25/3, sau hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết quyết định không áp lệnh phong tỏa toàn quốc như hồi cuối tháng 1 và mở cửa trường học là điều đúng đắn. Tuy nhiên, ông Macron cũng thừa nhận sẽ cần thêm các biện pháp hạn chế.

Chính phủ đang cố gắng đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng đang bị trì hoãn và cản trở bởi sự thiếu hụt vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu Clement Beaune cho biết Pháp sẽ nhận được 2 triệu trong số 16 triệu liều vắc xin AstraZeneca do chính quyền Italy nắm giữ, trong bối cảnh xảy ra tranh chấp giữa EU và nhà sản xuất vắc xin này.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X