Hotline 24/7
08983-08983

Nội soi ngược dòng bằng Lazer đảm bảo không có biến chứng của phẫu thuật, tỷ lệ sạch sỏi 100%

Phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser là phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản tiên tiến nhất hiện nay. BS CKI Đào Thanh Hóa - Trưởng khoa ngoại gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa, phẫu thuật bụng, tiết niệu, tiêu hóa, nam khoa, phẫu thuật nội soi tiết niệu, tiêu hóa sẽ có những phân tích chi tiết nhằm giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết tình hình chung của bệnh sỏi tiết niệu? Các triệu chứng và cách nhận biết bệnh sỏi tiết niệu?

Bệnh sỏi tiết niệu là một trong những bệnh khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh sỏi tiết niệu ở nhiều vị trí khác nhau như: sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận. Biểu hiện hay gặp nhất ở bệnh này là cảm giác đau ở vùng thắt lưng. Đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc.

Bệnh nhân có thể đái buốt (đái buốt cuối bãi đái hay đái buốt toàn bộ bãi đái), đái ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), đái khó, bí đái hoàn toàn, đái đục, đái máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm).

Một số trường hợp, bệnh nhân đi khám khi sốt do nhiễm khuẩn, khám định kỳ, chụp X- Quang phát hiện ra bệnh dù tại thời điểm đó bệnh nhân chưa đau.

Bác sĩ có thể cho biết, những nguyên nhân gây bệnh sỏi tiết niệu, đối tượng nào có thể mắc bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi tiết niệu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi tiết niệu. Có thể do di truyền, nguồn nước, ăn uống, lạm dụng một số thuốc làm lắng đọng canxi lâu ngày. Chính vì vậy, đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh sỏi.

Về mức độ nguy hiểm của bệnh tiết niệu tùy theo vị trí của sỏi mà có nguy cơ khác nhau. Một ví dụ cụ thể như: nếu sỏi ở thận hoặc niệu quản sẽ có các biến chứng như: Giãn đài bể thận và thận ứ niệu khi đó sỏi gây cản trở lưu thông của đường bài xuất nước tiểu gây ứ trệ đường niệu phía trên dẫn đến giãn đài bể thận, sau đó ứ nước tăng dần nên làm căng giãn và chèn ép nhu mô thận dẫn đến tình trạng suy giảm dần chức năng thận và mất hoàn toàn chức năng thận nếu không được xử trí kịp thời.

Sỏi gây nhiễm khuẩn hệ tiết niệu như: viêm bể thận thận, viêm khe thận. Tình trạng nhiễm trùng kết hợp với ứ niệu gây thận ứ mủ, hoặc hư mủ thận. Nặng hơn có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết. Sỏi gây tình trạng viêm khe thận mãn tính kéo dài dẫn đến tình trạng xơ teo thận, HA cao.

Sỏi gây suy thận thường gặp trong trường hợp sỏi cả hai bên hệ tiết niệu hoặc sỏi trên thận đơn độc, đây là biến chứng nặng nề. Có thể gặp suy thận cấp hoặc suy thận mãn và các mức độ suy thận nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của sỏi. Sỏi cũng gây ra viêm loét và xơ hoá tại vị trí sỏi, đây là nguyên nhân gây chít hẹp đường niệu sau khi đã phẫu thuật lấy sỏi.

Phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser là gì?

Phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser là phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản tiên tiến nhất hiện nay, có sử dụng công nghệ laser, áp dụng được cho tất cả sỏi niệu quản ở mọi vị trí, mọi kích thước.

Phương pháp này thực hiện theo đường dẫn nước tiểu nên không có vết mổ, không có các biến chứng của phẫu thuật, tỷ lệ sạch sỏi 100%. Bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau phẫu thuật 3 - 6 tiếng và ra viện sau 12 - 24 tiếng theo dõi.

Tất cả các bệnh nhân đều có thể tán sỏi bằng phương pháp nội soi ngược dòng lazer hay không?

Phương pháp nội soi ngược dòng lazer chỉ định cho tất cả các bệnh nhân. Nếu sỏi đường tiết niệu nhỏ, có kích thước dưới 4mm thì 90% có thể tự thải ra bằng đường tự nhiên khi bệnh nhân uống nhiều nước. Nếu sỏi từ 4mm - 6mm thì khả năng ra ngoài theo đường tiểu thấp hơn, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Một số trường hợp sỏi nhỏ nhưng không thể ra được do đường tiết niệu bị hẹp. Tỷ lệ ra bằng đường tự nhiên đối với kích thước sỏi trên 6mm thấp. Đặc biệt với sỏi trên 1cm khả năng ra rất thấp. Đối với những trường hợp sỏi không thể đào thải bằng con đường tự nhiên, tùy theo vị trí và ảnh hưởng của sỏi đến chức năng thận các bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn phương thức điều trị thích hợp.

Bác sĩ có thể mô tả phương pháp nội soi ngược dòng lazer hay không?

Phương pháp nội soi ngược dòng lazer được thực hiện bằng việc đưa ống soi niệu quản từ niệu đạo vào bàng quang, phẫu thuật viên quan sát hình ảnh trên màn hình nội soi, xác định lỗ niệu quản bên có sỏi và luồn dây dẫn đường lên niệu quản. Ống soi sau đó được đưa lên niệu quản theo dây dẫn đường để tiếp cận tới viên sỏi.

Một số trường hợp khó tiếp cận sỏi cần phải quan sát đồng thời màn hình nội soi và màn hình X-quang tăng sáng. Khi phẫu thuật viên quan sát được sỏi trên màn hình nội soi, sỏi sẽ được tán vụn bằng năng lượng laser (dây laser được đưa vào để tán sỏi qua một đường ống rỗng bên trong ống soi niệu quản), hoặc bằng que tán siêu âm. Sau khi sỏi đã vỡ vụn, các mảnh sỏi được gắp ra ngoài bằng rọ hoặc kìm gắp sỏi.

Cách phòng tránh sỏi tiết niệu?

Muốn phòng tránh bệnh sỏi tiết niệu, mỗi người nên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học, uống đủ nước mỗi ngày, giữ vệ sinh tốt để tránh nhiễm khuẩn tiết niệu, không nhịn tiểu, chăm vận động, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Khi người bệnh thấy những dấu hiệu như trên cần tới những bệnh viện uy tín để khám và điều trị kịp thời để kiểm soát bệnh, không cho bệnh tái phát nặng thêm.

Lưu ý: Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ Hotline 19008083 để được đặt lịch tư vấn và thăm khám cụ thể.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X