Hotline 24/7
08983-08983

Những triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau và đang dần trẻ hóa.

Thống kê về số ca mắc bệnh ung thư cho thấy, tỷ lệ ca được chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở nữ giới Việt Nam vẫn không ngừng tăng. Năm 2000, cả nước chỉ có khoảng 5 nghìn ca mắc bệnh thì số ca mắc năm 2010 đã tăng lên 10 nghìn ca. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 17 nghìn nữ giới bị chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư này.

1. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung và các yếu tố nguy cơ khác

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung và các yếu tố nguy cơ khác:

Vi rút HPV

virus-hpv

Vi rút HPV (Human Papollimavirus) là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung

Vi rút HPV (Human Papollimavirus) là vi rút gây u nhú ở người lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục, kể cả tiếp xúc tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng.

Có khoảng hơn 100 loại vi rút HPV được tìm thấy thì có tới 40 loại có khả năng gây bệnh ở hậu môn, sinh dục và 15 loại có nguy cơ gây ung thư cao. HPV được chia làm 2 nhóm: nhóm HPV nguy cơ thấp có thể gây ra mụn cóc ở bàn tay, bàn chân, mồng gà ở vùng hậu môn sinh dục và nhóm HPV nguy cơ cao, trong đó có HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung. Khoảng 90% nữ giới mắc ung thư cổ tổ tử cung có sự hiện diện của loại vi rút này.

Một số yếu tố nguy cơ đi kèm tăng khả năng lây nhiễm HPV là quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục sớm, hệ miễn dịch suy yếu, mắc các bệnh lý phụ khoa mạn tính…

Sinh nhiều con, sinh con khi độ tuổi còn trẻ

Những người sinh con khi độ tuổi quá trẻ, trước 17 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần những người bình thường do cơ quan sinh sản ở nữ giới chưa được hoàn thiện, dễ bị viêm nhiễm khi quan hệ sớm và là mầm mống để phát triển ung thư sớm.

Ngoài ra, sinh con thứ 3 trở lên cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

Lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai vốn được sử dụng như một phương pháp tránh thai nhanh và không gây khó chịu cho nữ giới. Dù chưa được chứng minh cụ thể nhưng các bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo về tác dụng phụ của thuốc tránh thai, trong đó bao gồm cả làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Béo phì

Lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể làm tăng sinh tổng hợp estrogen, làm mất cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể gây tăng sinh nội mạc tử cung và hình thành ung thư.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học

Chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả tươi, lười vận động, ức chế căng thẳng thần kinh kéo dài cũng là một trong những yếu tố làm thúc đẩy ung thư phát triển…

2. Những triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung

Ra máu âm đạo bất thường

Một trong những triệu chứng điển hình nhất của ung thư cổ tử cung là ra máu âm đạo không trong thời gian hành kinh, sau khi quan hệ tình dục và sau khi mãn kinh. Đây được xem là hiện tượng ra máu âm đạo bất thường. Ra máu âm đạo bất thường là triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn. Lúc này khối u cổ tử cung đang lan rộng và ảnh hưởng đến các mô lân cận.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy hiện tượng ra máu âm đạo bất thường cần đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân và điều trị sớm (nếu mắc bệnh).

Nhận biết sớm những triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung giúp chị em chủ động trong việc thăm khám phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và tiến hành chữa trị kịp thời

xuat-huyet-am-dao

Ra máu âm đạo bất thường là triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung

Kinh nguyệt đột nhiên ra nhiều hơn bình thường

Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường là một trong những triệu chứng cảnh báo của ung thư cổ tử cung bạn không nên bỏ qua. Do đó, nếu thấy có bất cứ thay đổi nào trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân và tầm soát ung thư cổ tư cung.

Khí hư bất thường về màu sắc và mùi

Nếu thấy khí hư có mùi hôi khó chịu, màu hồng, nâu hoặc có máu, chị em nên nghĩ đến nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khối u tiết ra chất dịch.

Đau vùng chậu, lưng, hoặc chân

Đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của thay đổi ở cổ tử cung và ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn. Khi bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể bị đau lưng hoặc đau chân.

Mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Mệt mỏi không rõ nguyên nhân là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung. Hầu hết các triệu chứng ung thư cổ tử cung không xảy ra cùng nhau cho đến khi bước vào giai đoạn muộn, nó thường có chung một số triệu chứng với tất cả các bệnh ung thư và mệt mỏi là một trong những triệu chứng điển hình.

Nôn và buồn nôn

Cảm giác buồn nôn hoặc khó tiêu kéo dài có thể là một dấu hiệu của nhiều dạng ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân là khi tiến triển, ung thư cổ tử cung có thể làm cổ tử cung sưng lên trong khoang bụng, chèn ép vào đường tiêu hóa và dạ dày gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng trào ngược a-xít dẫn đến hiện tượng nôn và buồn nôn liên tục.

3. Điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn

Y học càng ngày càng phát triển vượt bậc mang lại hy vọng điều trị dứt điểm cho người bệnh ung thư, bao gồm cả điều trị ung thư tử cung, việc điều trị ung thư cổ tử cung càng ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.

Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư

Giai đoạn tiền ung thư là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ, khi đó, các tế bào bất thường mới xuất hiện trong lớp lót cả cổ tử cung, các tế bào chưa ăn sâu xuống mô chính và chưa lan ra các bộ phận khác trong cơ thể.

Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị tại chỗ để giữ lại chức năng tử cung và buồng trứng như phương pháp khoét chóp, nghĩa là cổ tử cung sẽ bị cắt một phần nhỏ theo hình nón; phẫu thuật bằng vòng cắt đốt, laser, hoặc đông lạnh tế bào ung thư bằng nitơ lỏng …

Điều trị ung thư giai đoạn tiền ung thư bằng cách điều trị tại chỗ để giữ lại chức năng tử cung và buồng trứng

Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn I

Khi bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn I thì các tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung nhưng vẫn chưa khu trú sang các cơ quan khác trong cơ thể. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đầu, bác sĩ sẽ lựa chọn cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung hoặc xạ trị. Tuy nhiên, bằng các phương pháp này sẽ có mô sẹo để lại sau phẫu thuật, có thể sẽ gây hẹp cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do trứng và tinh trùng khó gặp nhau để tạo thành phôi. Trường hợp bị cắt bỏ quá nhiều mô, khi phụ nữ có thai trở lại thì dễ gặp phải nguy cơ dọa sảy.

Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn II – III

Khối ung thư ở giai đoạn II – III đã bắt đầu lan đến âm đạo và các mô xung quanh cổ tử cung; có thể ra khắp vùng chậu. Giai đoạn này, phương pháp điều trị chính là xạ trị phối hợp với hóa trị, và không thể bảo tồn được chức năng sinh sản. Một số trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng, kết hợp cùng hóa trị và xạ trị.

Vì thế, trong một số trường hợp, trước khi điều trị xạ trị, hóa trị, bệnh nhân có thể thực hiện bảo tồn sinh sản bằng cách lưu trữ buồng trứng tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tuy nhiên, việc này cần được bác sĩ cân nhắc và có chỉ định phù hợp với tình trạng thực tế của từng người bệnh.

Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IV

Khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn IV, khối u đã lan ra ngoài vùng chậu, lan sang các bộ phận xung quanh như bàng quang, trực tràng, hoặc di căn đến các bộ phận xa hơn như gan, phổi, xương …

Ở giai đoạn này, việc điều trị bệnh rất khó khăn và tốn kém, bệnh nhân chủ yếu điều trị bằng cách giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống.

Trong các phương pháp điều trị, hóa xạ trị là hai phương pháp gây ra nhiều tác dụng phụ khiến người bệnh đau đớn và suy kiệt. Bệnh nhân cần phải có phương pháp để bảo vệ sức khỏe, giảm tác dụng phụ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như chủ động hơn trong việc kiểm soát nguy cơ bị tái phát, di căn sau khi kết thúc điều trị. Người bệnh có thể sử dụng GENK STF – sản phẩm tiên phong chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp có tác dụng vượt trội so với Fucoidan thông thường – là biện pháp tối ưu, an toàn và hiệu quả giúp bệnh nhân ung thư cổ tử cung nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kéo dài sự sống hiện nay.

GENK STF đã đồng hành cùng hàng ngàn bệnh nhân ung thư cổ tử cung, giúp họ chiến thắng bệnh tật. Trường hợp chị Nguyễn Thị Duệ là một ví dụ, chị là một bệnh nhân ung thư tử cung di căn, đã từng chừng đã phải buông xuôi, giã từ cuộc sống khi không còn sức lực để đối mặt với phác đồ hóa trị sau 16 lần truyền hóa chất, thế nhưng từ khi sử dụng sản phẩm GENK STF đến nay đã hơn 3 năm, chị vẫn sống mạnh khỏe, hạnh phúc bên gia đình thân yêu của mình.

Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh ung thư cổ tử cung và tư vấn, đặt mua sản phẩm GENK STF, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – Hotline 096 268 6808.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X