Hotline 24/7
08983-08983

Những cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà hay nhất

Muốn chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà tốt nhất, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người bệnh và đặc biệt là hiểu được các di chứng để giúp họ phục hồi nhanh hơn.

Dưới đây là những lời khuyên dành cho người thân trong việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà:

1. Khuyến khích bệnh nhân sau đột quỵ tập thể dục hàng ngày

Nhiều bệnh nhân sau đột quỵ gặp phải tình trạng suy giảm vận động, khiến cho họ không thể cầm nắm vật dụng hay đi đứng như bình thường. Vì vậy, vận động thường xuyên chính là biện pháp giúp phục hồi chức năng tốt nhất cho bệnh sau đột quỵ. Điều này càng cần được chú ý hơn khi bệnh nhân trở về nhà.

Do đó, bạn có thể giúp người thân của mình phục hồi bằng cách khuyến khích họ tập thể dục hàng ngày để giúp phục hồi trí não, vì khi não được chữa lành thì các chức năng vận động của cơ thể cũng sẽ dễ dàng lấy lại nhanh hơn.

vận động sau đột quỵNên động viện bệnh nhân tập thể dục hàng ngày vì nó rất có lợi cho sức khỏe và giúp phục hồi nhanh hơn

2. Đừng giúp đỡ bệnh nhân sau đột quỵ quá nhiều

Nếu bạn thấy người bệnh đột quỵ đang gặp khó khăn khi làm điều gì đó, hãy chỉ giúp đỡ nếu họ yêu cầu hoặc nếu thực sự cần thiết. Tuyệt đối không làm hết tất cả mọi thứ cho bệnh nhân.

Bệnh nhân đột quỵ cần tự làm những việc của mình để tiếp tục phục hồi.

3. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu

Bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu là những người rất quan trọng trong việc giúp đỡ bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn sau đột quỵ.

Vì vậy, đừng ngần ngại hỏi họ bất kỳ câu hỏi nào nếu bạn gặp khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Họ cũng có thể cung cấp cho bạn thông tin quan trọng về bảo hiểm sau khi xuất viện, vật dụng hỗ trợ phục hồi hoặc những thứ cần phải sửa đổi đối với ngôi nhà của bạn để thuận tiện cho bệnh nhân trong quá trình phục hồi,…

Bởi bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ cao bị té ngã do các vấn đề về thăng bằng hoặc mất thị lực một bên sau đột quỵ. Sửa đổi nhà như lắp đặt các thanh vịn và thảm chống trượt, cũng như giảm bớt sự bừa bộn trong nhà có thể cải thiện sự an toàn cho người thân của bạn.

thông tin bệnh nhân sau đột quỵHãy ghi chép lại đầy đủ thông tin liên quan tới bệnh nhân để trao đổi với bác sĩ về cách điều trị, cũng như theo dõi quá trình phục hồi của bệnh nhân sau đột quỵ

4. Ghi chép các tác dụng phụ của thuốc

Hầu hết người bệnh sau đột quỵ vẫn phải sử dụng nhiều loại thuốc, mà mỗi loại lại có mục đích điều trị khác nhau (ví dụ, thuốc làm loãng máu, kiểm soát cholesterol, đường huyết,...). Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ cần được theo dõi cẩn thận.

Bạn nên ghi chép vào nhật ký về các triệu chứng của người bệnh sau đột quỵ, đồng thời theo dõi bất kỳ thay đổi hoặc vấn đề nào để báo ngay cho bác sĩ.

5. Đề phòng các ảnh hưởng mới của đột quỵ

Đa số mọi người đều hy vọng rằng các ảnh hưởng của đột quỵ sẽ thuyên giảm sau khi bệnh nhân được xuất viện. Tuy nhiên, đôi khi các ảnh hưởng mới của đột quỵ có thể xuất hiện vài tháng sau đó.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường hoặc khác biệt ở người thân của mình, hãy nhớ gọi điện ngay cho ​​bác sĩ để hỏi ý kiến.

6. Giữ vững niềm tin khi gặp khó khăn

Bệnh nhân sau khi xuất viện không có nghĩa là bệnh đã khỏi hoàn toàn, mà họ vẫn cần phải tiếp tục điều trị và phục hồi chức năng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Và điều này cũng không phải ngày một ngày hai, mà đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng lâu dài.

Vì vậy, đừng để bản thân người bệnh nản lòng vì kết quả phục hồi lúc đầu không được tốt. Đơn giản nó như một bước đệm để cải thiện sự nỗ lực của bản thân lên cao hơn.

Người nhà, bạn bè chính là động lực để giúp bệnh nhân vững tin hơn trong con đường hồi phục sức khỏe của mình. Do đó, hãy cố gắng động viên và đừng để họ cảm thấy mình bị bỏ rơi hay lạc lõng.

động viên bệnh nhân sau đột quỵSự động viên của người thân sẽ như một liều thuốc bổ giúp bệnh nhân sau đột quỵ phục hồi tốt hơn

7. Cẩn thận với các chất bổ sung vì nó có thể gây ra một cơn đột quỵ khác

Mặc dù hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung được quảng cáo một cách hấp dẫn để giúp bệnh nhân phục hồi đột quỵ, nhưng bạn hãy luôn kiểm tra thật kỹ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bệnh nhân sử dụng.

Bởi một số chất bổ sung có thể sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ tiếp theo, nhưng lại không được ghi chú rõ ràng trên bao bì hộp/chai. Vì vậy, nếu nghi ngờ, thì đừng lấy/mua nó.

8. Hãy hỗ trợ chữa lành cảm xúc cho bệnh nhân

Bệnh nhân sẽ có rất nhiều thay đổi cảm xúc sau đột quỵ mà người nhà cần lưu ý, ví dụ như họ có thể đột ngột khóc hoặc tiếng cười trong khi không có vấn đề gì đang xảy ra, hoặc khóc khi gặp chuyện vui, cười khi gặp chuyện buồn,….

Điều đó thể hiện sự lo lắng, đau buồn hoặc trầm cảm với bệnh nhân sau đột quỵ. Vì thế người nhà cần phải cố gắng chia sẻ và giúp đỡ họ vượt qua những nỗi đau, muộn phiền chất chứa trong lòng.

9. Sắp xếp hồ sơ cẩn thận

Cố gắng giữ tất cả các thủ tục hoặc giấy tờ liên quan tới bệnh nhân ở cùng một nơi và luôn mang theo thông tin này mỗi khi bạn tới gặp bác sĩ. Đặc biệt là những thông tin về thuốc, thay đổi hành vi của bệnh nhân.

Bởi bạn không thể phụ thuộc vào trí nhớ của mình để nhớ tất cả mọi thứ cần phải thảo luận với bác sĩ.

Sau đột quỵ bệnh nhân vẫn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như đường huyết, huyết áp,...

10. Quản lý yếu tố nguy cơ

Một số hành vi lối sống có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát. Do đó, cần đảm bảo kiểm tra huyết áp, đường huyết, cholesterol trong máu và mức độ căng thẳng thường xuyên, bỏ thuốc lá,… để phòng tránh cơn đột quỵ tiếp theo có thể xảy ra.

11. Tham gia các nhóm hỗ trợ

Sẽ rất hữu ích khi tạo mối liên hệ với những bệnh nhân đột quỵ và những người chăm sóc trong quá trình phục hồi đột quỵ cho bệnh nhân. Bạn có thể tham gia các nhóm hỗ trợ đột quỵ trực tuyến để thuận tiện hơn trong việc trao đổi thông tin và trò chuyện về những cách giúp bệnh nhân cải thiện tốt hơn.

12. Người chăm sóc cũng phải quan tâm đến bản thân mình

Việc chăm sóc tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ không có nghĩa là bạn bỏ mặc sức khỏe của bản thân. Điều đó sẽ dễ khiến bạn mệt mỏi, chán nản và kiệt sức.

Nếu bạn làm quá nhiều, hãy nhờ các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ. Hoặc bạn cũng nên lên lịch một số thời gian ngừng hoạt động trong ngày để có thể nạp năng lượng bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn chẳng hạn.

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ bạn cũng nên nghỉ ngơi hoặc thư giãn để tái tạo năng lượng cơ thể

13. Tin tưởng vào sự phục hồi

Không quan trọng bao nhiêu năm đã trôi qua kể từ khi đột quỵ xảy ra đối với người thân của bạn, nhưng xin đừng bỏ cuộc vì không có thành quả nào không phải trải qua gian nan, vất vả. Bạn hãy luôn là chỗ dựa vững chắc và an toàn để người thân phục hồi tốt hơn nhé!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X