Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân gây hen phế quản và những yếu tố nguy cơ làm tăng nặng bệnh hen suyễn

Bệnh hen phế quản hay hen suyễn là căn bệnh hô hấp mạn tính rất phổ biến và hiện nay tỉ lệ người bị bệnh hen ngày một gia tăng. Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vậy bệnh hen là bệnh gì? Nguyên nhân gây hen phế quản là gì? Những yếu tố nào có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bệnh hen có thể là kết quả của sự phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ, gồm yếu tố bản thân và yếu tố môi trường

Hen phế quản là gì?

Bệnh hen hay còn gọi là hen suyễn là một bệnh lý về hô hấp gây tắc nghẽn đường thở do viêm hoặc co thắt cơ trơn bất thường. Khi gặp các yếu tố bất lợi từ môi trường như dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động hay ô nhiễm môi trường, tình trạng viêm nặng lên, lớp niêm mạc đường thở bị kích thích khiến tăng tiết dịch nhầy, phù nề,co thắt cơ trơn làm cho không khí qua gặp khó khăn, bệnh nhân khó thở ở thì thở ra.

Mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này còn tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân, nếu bản thân người bệnh có cơ địa dị ứng thì tần suất tái phát cơn hen sẽ tăng lên khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.

Ở bệnh lý hen, đường thở của người bệnh lúc nào cũng bị viêm ngay cả khi không có các triệu chứng (ho, khò khè, khó thở, nặng ngực). Các triệu chứng xuất hiện cũng là dấu hiệu của tình trạng viêm này đang nặng lên. Trên nền của viêm đường thở, các triệu chứng diễn ra với mức độ nặng – nhẹ khác nhau, có những đợt rầm rộ triệu chứng nhưng cũng có những thời điểm hoàn toàn không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên cùng với tuổi tác, tiếp xúc môi trường ô nhiễm bệnh sẽ diễn tiến ngày một nặng hơn nếu không được điều trị sớm. Bệnh hen là bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát được và người bệnh chung sống hòa bình với nó mà không gặp bất cứ trở ngại nào trong sinh hoạt – làm việc. Ngược lại nếu không được phát hiện sớm hoặc không được điều trị kịp thời bệnh có thể tái phát nhiều năm, dai dẳng, thậm chí là gây tử vong với các cơn hen cấp nguy hiểm.

>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn trực tuyến PHÒNG + ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN & CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

Nguyên nhân gây hen phế quản

Nguyên nhân gây ra bệnh hen vẫn chưa được xác định, nhưng bệnh hen có thể là kết quả của sự phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ, gồm yếu tố bản thân và yếu tố môi trường. Hen phế quản được đặc trưng bởi diễn tiến của tình trạng viêm mạn tính đường thở, tăng đáp ứng đường thở; giới hạn luồng khí.

- Viêm mạn tính đường thở: Đây là tình trạng thường xuyên của hen phế quản ngay cả khi hen đã được kiểm soát. Tổn thương mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn chính là yếu tố chính khiến hen phế quản có thể tái phát sau nhiều năm khi sức đề kháng của người bệnh giảm và thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát.

- Tăng đáp ứng đường thở: Khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát như dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết, gắng sức, yếu tố tâm lý thì cơ trơn bị co thắt, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở.

- Giới hạn luồng khí: Khi đường thở tăng đáp ứng thì luồng khí thở ra bị hạn chế, biểu hiện thành các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản có thể chia thành 3 nhóm: thứ nhất là do cá thể của người bệnh (cơ địa), bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân mắc những bệnh dị ứng; hoặc trong gia đình, khi bố hoặc mẹ bị hen phế quản thì 20%-30% những đứa con có thể mắc bệnh hen. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh này, 50% con có thể mắc hen phế quản. Nguyên nhân thứ 2 là do môi trường, thứ 3 là do nghề nghiệp. Một số người làm trong nghề dệt may, làm thảm, hóa chất dễ bị mắc hen phế quản.

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh lý hen phế quản bao gồm: khói, bụi, phấn hoa, lông chó mèo, gián, hóa chất, mùi nặng…

Mời bạn đọc cùng lắng nghe tư vấn từ 2 chuyên gia: PGS Nguyễn Thị Bay - Chủ tịch Hội Đông Tây y kết hợp, Nguyên trưởng Bộ môn YHCT, Đại học Y Dược TPHCM; ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng - Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định:

Phòng và điều trị hen phế quản

Bệnh hen phế quản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng không ít người vẫn chủ quan. Trong thực tế đã xảy ra không ít trường hợp, chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể tử vong. Trong hen phế quản cấp dễ xảy ra những biến chứng như: suy hô hấp cấp, không thở được trong vài phút, nghẹt thở, tràn khí phế nang do ho, ép ngực, suy tim phải... Chính vì lẽ đó, bạn cần chủ động phòng tránh nếu chưa mắc bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng cách:

- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân có thể gây dị ứng như bụi, khói thuốc lá, nhang khói, nấm mốc, nước hoa, không khí lạnh,bội nhiễm...

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và một lối sống lành mạnh, khoa học, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, người bệnh cần chủ động kiểm soát hen bằng việc phối hợp các nhóm thuốc điều trị sau:

- Điều trị cắt cơn hen: Dùng thuốc có tác dụng giãn phế quản làm hết tình trạng co tắt cơ trơn và giảm phù nề niêm mạc đường thở giúp người bệnh dễ thở trở lại.Nên dùng các thuốc cắt cơn hen thường được dùng ở dạng xịt, hít, xông.

- Điều trị dự phòng và kiểm soát bệnh: Dùng thuốc chống viêm hoặc kết hợp thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài. Có thể phối hợp thêm thuốc chống dị ứng để kiểm soát tình trạng viêm mạn tính của đường thở, ngăn ngừa tình trạng tăng đáp ứng đường thở gây giới hạn luồng khí thở.

Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hen hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.

XEM THÊM THÔNG TIN VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC (LÀ THUỐC, KHÔNG PHẢI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG):

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng:

Ngày uống 2 lần sau ăn.

  • Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

  • Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X