Hotline 24/7
08983-08983

Người đã khỏi bệnh và xuất viện, có cần test COVID-19?

AloBacsi - Hỏi đáp mùa dịch nhận nhiều câu hỏi như: test COVID-19 cho người đã khỏi bệnh; tiêm vắc xin cho người có bệnh nền hay triệu chứng sau tiêm vắc xin thế nào là nguy hiểm,...

1. F0 đã khỏi bệnh, có nên đi test COVID-19 nữa không?

Chàng thợ săn: Xin hỏi AloBacsi! F0 khỏi bệnh về nhà mà khu phố kêu đi test, vậy có nên đi test không ạ? Tình trạng hiện tại thấy cơ thể bình thường.

Tổ tư vấn AloBacsi: Vẫn nên test bạn ạ, vì F0 khỏi bệnh vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm. Dù nguy cơ này thấp thôi nhưng cũng nên kiểm tra nhé.

2. Viêm tai mũi họng và rối loạn tiền đình, được tiêm vắc xin COVID-19?

Cao Hùng Cường: Tôi bị viêm tai mũi họng lâu năm và bị rối loạn tiền đình lâu năm. Vậy tôi có tiêm vắc xin COVID-19 được không? Cảm ơn.

Tổ tư vấn AloBacsi: Được bạn nhé, tiêm ngừa COVID-19 không cần lo về 2 bệnh này.

3. Cảm lạnh, đau đầu, tim đập nhanh... sau tiêm vắc xin, liệu có nguy hiểm?

Nguyễn Hoàng Tuấn: Dạ chào bác sĩ ạ. Em tên Tuấn, 26 tuổi, em gặp một số vấn đề sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca. Em tiêm vắc xin AstraZeneca mũi 1 ngày 25/07/2021, thời gian gần đây hay bị cảm lạnh, đau đầu, tay chân hay bị bủn rủn, bồn chồn lo lắng, đặc biệt là tim đập nhanh lúc hồi hộp hoặc làm nặng, nghẹt mũi, ngủ dậy có ít đàm trong cổ họng.

Ngày 15/09/2021 thì bị đau ở vị trí tiêm, bị ớn lạnh. Bác sĩ cho em hỏi biểu hiện như vậy là gì ạ? Có nặng lắm không ạ? Kết quả test PRC gần đây nhất là ngày 30/8.

BS Nguyễn Hồng Dũng: Sau tiêm vắc xin vài giờ, các dấu hiệu phản ứng của cơ thể có thể là sốt (thường sốt nhẹ), đau mình, nhức đầu... chỉ 1-2 ngày là hết triệu chứng.

Nếu gần đây khó chịu, bạn phải xét nghiệm COVID-19, nếu test nhanh âm tính, thì làm PCR nhé!

4. Đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn dương tính, phải làm sao?

Nguyễn Thị Hồng Chi: Dạ con xin chào bác sĩ ạ. Bác sĩ cho con hỏi, con đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin rồi ạ. Lần đầu về cũng bị mệt và tê chân tay ạ. Lần 2 cũng vậy ạ, con tiêm ngày 6/9. Cách đây 3 ngày con có bị mệt, đau mỏi người, hơi rát họng và thỉnh thoảng có ho ạ. Hôm qua, con đi test thì báo là con bị dương tính, nhưng hôm nay con cảm thấy người gần như bình thường rồi ạ, cổ còn hơi khó chịu tí thỉnh thoảng hơi ho thôi ạ. Vậy cho con hỏi có nguy hiểm không ạ?

Tổ tư vấn AloBacsi: Ho và rát họng thì em dùng thuốc ho thảo dược/ kẹo ngậm ho nhé. Khi nào sốt trên 38 độ thì uống thuốc hạ sốt. Quan trọng nhất là theo dõi chỉ số SpO2.

Em nên có máy đo SpO2 để biết khi nào chỉ số oxy máu xuống thấp để cần trợ giúp. Em ở phường/ xã nào thì nên có sẵn số đt của tổ y tế phản ứng nhanh của phường/xã đó để liên hệ khi cần gấp.

>>> TPHCM: F0 cách ly tại nhà, có dấu hiệu bất thường gọi số điện thoại nào để được cấp cứu?

5. Người mắc bệnh tim mạch được tiêm vắc xin COVID-19 không?

Bas Van: Bác sĩ cho tôi hỏi: Tôi đã trên 60 tuổi có bệnh về tim mạch, vậy tôi có chích vắc xin Vero Cell được không?

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào chú, hiện tại không có vắc xin nào chống chỉ định với bệnh tim mạch, kể cả Vero Cell. Và người cao tuổi, có bệnh nền nên chích ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt.

Chỉ trừ trường hợp trường hợp bệnh tim mạch nhưng chưa được điều trị ổn định, bệnh nhân ho nhiều, đau ngực và khó thở ngày càng tăng thì tạm hoãn chích ngừa, đợi điều trị ổn định sẽ tiêm.

6. Phương pháp cải thiện giấc ngủ và tăng hormone hạnh phúc?

P.P. Chung: Tôi 67 tuổi, xin bác sĩ tư vấn giúp phương pháp cải thiện mất ngủ tại nhà, và cho biết làm cách nào để tăng nồng độ hormone hạnh phúc để không còn cảm giác buồn nữa? Thành thật cám ơn!

Tổ tư vấn AloBacsi: Mời chú xem hướng dẫn của TS.BS Đinh Vinh Quang, trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 về các biện pháp tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn mà không cần dùng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ:

Thư giãn tâm lý:

  • Đối với người khỏe mạnh, bình thường thì nếu thỉnh thoảng bị mất ngủ và không ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi đêm thì sức khỏe cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì. Vì vậy, chúng ta không nên quá lo lắng khi bị như vậy.

  • Những bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài thường rất sợ buổi tối, vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được, và càng lo sợ về tình trạng bệnh thì giấc ngủ càng khó đến.

  • Nếu trong ngày còn những vấn đề chưa giải quyết xong thì cũng tạm gác lại, không nên vừa nằm ngủ vừa nghĩ cách giải quyết những vấn đề đó. Nếu chưa ngủ được sau 5 - 10 phút nằm trên giường, nên đứng dậy và làm một điều gì đó.

Vệ sinh giấc ngủ:

  • Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu...) vào buổi chiều.

  • Tránh ngủ nhiều vào ban ngày.

  • Tập thể dục buổi sáng đều đặn. Tập những bài thể dục nhẹ nhàng có tính chất thư giãn trước khi ngủ.

  • Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe nhạc quá to, đọc sách quá hay và cuốn hút, xem những phim nhiều kịch tính...

  • Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, nên tắm nước ấm.

  • Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay ăn quá no gây khó tiêu trước khi đi ngủ.

  • Phòng ngủ cần thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh.

  • Thức dậy đúng giờ mỗi ngày.

  • Dù có bị mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ bình thường trước khi bị mất ngủ.

  • Một số trường hợp thay đổi giường và phòng khác là cần thiết.

  • Cần bổ sung trong chế độ ăn cho những người bị mất ngủ các chất như Melatonin và L- tryptophan. Melatonin là một hormone nội sinh được sản xuất bởi tuyến tùng và nó giúp điều hòa giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể trở thành bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cho người bệnh. Khi bị mất ngủ dài ngày người bệnh nên đi khám để được hướng dẫn và điều trị thích hợp, nhằm cải thiện tình trạng giấc ngủ nói riêng và phục hồi sức khỏe nói chung.

Vấn đề thứ 2 chú hỏi, các hormone hạnh phúc đó là endorphin, serotonin, dopamine, oxytocin. Cách tạo ra các hóc môn này cũng trong tầm tay mỗi người: tập thể dục, vạch ra mục tiêu trong cuộc sống và cố gắng đạt mục tiêu đó, thể hiện tình yêu với người thân, đi du lịch đổi gió, được khen ngợi…

Chúc chú có được giấc ngủ ngon và tâm trạng vui vẻ trở lại.

7. Uống Bisoprolol được 3 tháng, bệnh đã ổn nhưng lại khô miệng, rát lưỡi?

Dung Nguyen: Em bị rối loạn nhịp tim, em uống Bisoprolol 5 từ tháng 3 đến nay. Bệnh đã ổn nhưng lại bị khô miệng và rát lưỡi. Không biết có phải do thuốc không ạ? Với lại thời gian này em rất hay bị choáng khi thay đổi tư thế, hoặc đang ngồi cũng thấy lâng lâng. Em có đi khám nhưng bác sĩ chỉ nói là do bệnh tim nên bị vậy và cho viên magnesi b6. Vậy em có cần uống thêm thuốc nào không ạ? Em cám ơn.

ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường: Thuốc Bisoprolol không gây khô miệng. Nếu chỉ có biểu hiện khô miệng và rát lưỡi thì cũng chưa đủ kết luận là bệnh gì, nhưng nếu không quá khó chịu thì bạn theo dõi hoặc uống thêm nước thôi.

Trong trường hợp choáng, chóng mặt thay đổi tư thế mà đang uống thuốc bisoprolol thì nên theo dõi nhịp tim xem có quá chậm hay không. Nếu nhịp tim chậm quá cũng có thể gây choáng. Còn trường hợp nhịp tim ổn thì có thế do huyết áp thấp.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X