Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh tăng huyết áp nếu chủ quan sẽ bị nhồi máu não, xuất huyết não

Theo BS Nguyễn Tuấn Sơn, Khoa Cấp cứu - BV Trung ương Quân đội 108, hàng ngày Khoa Cấp cứu tiếp nhận khoảng 3-5% bệnh nhân có cơn tăng huyết áp (HA), trong đó có các trường hợp Cơn tăng HA cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch.

Điển hình vừa qua có trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn B, 56 tuổi, sống ở Hà Nội, được phát hiện tăng HA 3 năm nay, duy trì thuốc uống coveram 5/5 x 1 viên/ngày. Một tuần trước khi vào viện bệnh nhân bỏ thuốc. Buổi sáng ngày vào viện, bệnh nhân đột ngột đau đầu dữ dội, đo HA: 250/ 140mmHg; Được cấp cứu 115 đưa đến khoa cấp cứu trong tình trạng: lơ mơ, HA: 230/120mmHg, chụp CT sọ não không có tổn thương nhu mô não. Sau khi được cấp cứu hạ HA chỉ huy, bệnh nhân tỉnh lại dần.

Theo BS Sơn, cơn tăng HA được chia thành tăng HA cấp cứu (hypertensive emergency) hoặckhẩn cấp(hypertensive urgency). Tăng HA khẩn cấpliên quan đến tăng HA tâm thu ≥180 mmHg và/ hoặc HA tâm trương ≥120 mmHg mà không có tổn thương hoặc rối loạn chức năng cơ quan đích. Khi có tổn thương/rối loạn chức năng cơ quan đích thì được phân loại là tăng HA cấp cứu.

Biểu hiện thường gặp của tăng HA cấp cứu là thay đổi thần kinh, bệnh não tăng HA, nhồi máu não, xuất huyết não, nhồi máu hoặc thiếu máu cơ tim, rối loạn chức năng thất trái cấp, phù phổi cấp, bóc tác động mạch chủ, suy thận cấp hoặc sản giật.

Hình ảnh tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân cơn tăng huyết áp tại Khoa Cấp cứu -Bệnh viện TWQĐ 108


Bên cạnh nguyên nhân của tăng HA nguyên phát hay gặp là: Tự ý bỏ thuốc HA, bị stress hoặc sau khi hoạt động gắng sức, khi thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh, bỏ thuốc hạ HA, đột quỵ chảy máu não… Thì còn có một số nguyên nhân của tăng HA thứ phát hay gặp như: Bệnh của thận (viêm cầu thận, hẹp động mạch thận…); ở phụ nữ có thai (sản giật); do nội tiết (u tủy thượng thận, hội chứng cushing, u tiết renin…); Bệnh lý thần kinh trung ương (nhồi máu não; xuất huyết não…); do thuốc (Cocain, amphetamin, cyclosporin…).

Triệu chứng của cơn tăng HA cấp cứu bao gồm: Huyết áp tâm thu tăng cao ≥ 180 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥120 mmHg và bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích như: nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau ngực, đau lưng, khó thở, nhìn mờ, lẫn lộn…

Cũng theo BS. Sơn, xử trí khi có cơn tăng HA, người bệnh cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng các thuốc hạ áp (như: Captopril 25mg x 1 viên nhai và ngậm trong miệng…, có thể tiếp tục dùng thuốc hạ áp trong ngày), dùng các thuốc an thần (như seduxen…) và nhanh chóng gọi cấp cứu đưa đến bệnh viện gần nhất.

Để dự phòng cơn tăng HA cần:

- Kiểm soát tốt HA hàng ngày bằng việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Điều trị các yếu tố nguy cơ rối loạn lipid máu, bệnh đái tháo đường
- Giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

- Không hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các đồ uống hoặc các chất kích thích, tránh căng thẳng, tránh nhiễm lạnh đột ngột.

- Kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên.

- Khám sức khỏe định kì để được tư vấn, phát hiện và điều trị kịp thời tăng HA.

Theo Tuấn Anh - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X