Hotline 24/7
08983-08983

Ngực tiết sữa khi không mang thai: Coi chừng bệnh nguy hiểm

Trường hợp này cũng có thể xảy ra khi cơ thể phụ nữ mắc một loại u hiếm gặp.

Ngực tiết sữa là phản ứng bình thường của cơ thể phụ nữ khi mang thai và sinh con. Một số trường hợp tuyến sữa vẫn hoạt động, ngay cả khi người đó không mang thai. Nguyên nhân được xác định là một loại u hiếm gặp gây nên.

Trường hợp của Jessica Buck, 24 tuổi, sống tại Carterton, Oxfordshire (Anh) là một ví dụ điển hình. Theo The Sun, Jessica được chẩn đoán mắc prolactinoma, một dạng u tuyến yên lành tính khiến cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormone prolactin. Tình trạng tiết sữa của Jessica bắt đầu xảy ra từ năm 2011.


Jessica được chẩn đoán mắc prolactinoma, một dạng u tuyến yên lành tính khiến cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormone prolactin. Ảnh: PA Real Life.

Jessica được chẩn đoán mắc prolactinoma, một dạng u tuyến yên lành tính khiến cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormone prolactin. Ảnh: PA Real Life.

Tại BV Churchill, Oxford, Jessica làm các xét nghiệm máu nhưng không tìm ra được nguyên nhân. Cô được yêu cầu đi chụp MRI và phát hiện một khối u ở tuyến yên.

Các bác sĩ cho biết khối u chính là nguyên nhân khiến tuyến yên tiết ra quá nhiều prolactin, đây là một loại hormone quan trọng có nhiệm vụ kích thích cơ thể sản sinh ra sữa sau khi sinh. Các bác sĩ vẫn chưa được xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nó có thể làm suy giảm lượng hormone estrogen ở phụ nữ và progesterone ở nam giới.

Ở phụ nữ, triệu chứng của prolactinoma bao gồm rối loạn hoặc không có kinh nguyệt, tiết sữa từ vú, khô rát âm đạo, nổi mụn trứng cá… Ở nam giới, bệnh có thể gây ra rối loạn cương dương, nữ hóa tuyến vú. Prolactinoma có thể gây mất hứng thú quan hệ tình dục, nhức đầu, các vấn đề về thị lực, vô sinh và giảm mật độ xương ở cả hai giới.

Sau khi xác định được căn nguyên gây bệnh, Jessica đã quyết định lựa chọn điều trị bằng thuốc để kiểm soát các triệu chứng và giảm kích thước khối u thay vì phẫu thuật. Mục đích điều trị là để khôi phục nồng độ prolactin trong máu về mức bình thường cũng như làm co lại khối u và giảm sản sinh hormone này ở tuyến yên.

Sau 3 năm điều trị bằng thuốc, các triệu chứng xuất hiện với tần suất thấp hơn, tuy nhiên cô vẫn gặp một số cơn đau đầu và buồn nôn. Một thời gian sau khi ngừng thuốc, các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện trở lại và Jessica quyết định tiếp tục điều trị.

Cô nói: “Các bác sĩ cho biết rằng prolactinoma có thể gây ra vô sinh. Tôi còn quá trẻ và tôi muốn làm mẹ”.

Dù phải chiến đấu với bệnh tật, Jessica vẫn tỏ ra lạc quan và cố gắng tận hưởng cuộc sống. Năm 2016, cô đã bỏ việc để đi du lịch với mục tiêu đến thăm 25 quốc gia trước khi bước sang tuổi 25.

Mới đây, Jessica đã trở thành đại sứ của Tổ chức Pituitary Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên hỗ trợ cho những người mắc các bệnh về tuyến yên và gia đình của họ.

Theo tổ chức Pituitary Foundation, tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy, là một tuyến nội tiết (sản xuất hormone) chỉ nhỏ cỡ hạt đậu nằm ở phần đáy của não. Mặc dù có kích thước khá nhỏ, chúng ảnh hưởng tới gần như mọi bộ phận của cơ thể bởi kiểm soát nhiều tuyến hormone quan trọng. Các hormone tiết ra từ tuyến yên giúp điều chỉnh nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như tăng trưởng, huyết áp, sinh sản…

Theo Zing.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X