Hotline 24/7
08983-08983

Nghi ngờ bị nhiễm HIV, cần tầm soát như thế nào?

HIV là căn bệnh xã hội nguy hiểm và cho đến nay mặc dù khoa học phát triển nhưng vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa hay thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh thế kỉ này. Vì vậy điều quan trọng đối với người đã bị nhiễm bệnh là cần tầm soát phát hiện sớm, điều trị với thuốc chống phơi nhiễm hay các liệu pháp kháng virus ART.

Các loại xét nghiệm và "thời gian cửa sổ"

a
Xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết chính xác bạn có bị nhiễm HIV hay không

Các xét nghiệm HIV có thể tìm kháng nguyên (một phần của virus) hay kháng thể (do cơ thể người bệnh sản xuất) hoặc có thể tìm cả hai. Cách xét nghiệm hiện nay thường kết hợp tìm cả kháng nguyên và kháng thể của HIV trong máu.

Mất khoảng 2 tuần để phát hiện kháng nguyên và hơn 3 tuần để cơ thể tạo đủ lượng kháng thể. Ở một số ít người, quá trình này mất đến vài tháng. Các test tầm soát HIV âm tính ngay sau khi có yếu tố nguy cơ (như quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với máu và dịch tiết của người nhiễm HIV, tiêm chích ma túy, sử dụng chung kim tiêm, truyền máu...) chưa phản ánh chính xác liệu ta có nhiễm HIV hay chưa, bởi có thể vẫn chưa đủ kháng nguyên hoặc kháng thể trong máu.

Khái niệm “thời gian cửa sổ” là khoảng thời gian giữa thời điểm thật sự bị nhiễm HIV cho đến lúc phát hiện HIV bằng các xét nghiệm. Xét nghiệm HIV ngày càng thu hẹp thời gian này và làm giảm cơ hội kết quả âm tính giả, tức là thật sự nhiễm HIV nhưng kết quả âm tính.

Âm tính với HIV là một điều đáng vui mừng nhưng chưa đủ kết luận không nhiễm HIV vì còn "thời gian cửa sổ". Việc lặp lại một xét nghiệm HIV trong 1-3 tháng sau đó là cần thiết để đảm bảo bạn có hay không nhiễm HIV.

Trong thời gian chờ đợi, cần tiếp tục tự bảo vệ mình bằng cách quan hệ tình dục an toàn với bao cao su hoặc sử dụng thuốc chống phơi nhiễm trong 72 giờ đầu nếu có nguy cơ cao, tránh dùng chung bơm kim tiêm...

xet-nghiem-hiv
Xét nghiệm HIV dương tính vẫn chưa khẳng định được bạn không bị nhiễm HIV vì có thể đang trong "thời gian cửa sổ"

Khi HIV dương tính bằng một xét nghiệm sàng lọc (thử nghiệm bằng niêm mạc má hay bằng các thử nghiệm lấy giọt máu ở đầu ngón tay), bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện khảo sát bằng mẫu máu được kiểm tra tại phòng thí nghiệm để đảm bảo kết quả thử nghiệm sàng lọc là chính xác. Thử nghiệm sàng lọc có thể phản ứng chéo với nhiều loại virus thông thường, tạo ra kết quả dương tính giả, tức thật sự không nhiễm HIV nhưng kết quả lại ra dương tính.

Cần làm gì khi mang trong mình virus HIV

Nhận được kết quả dương tính có lẽ là một sự kiện thay đổi cuộc đời bạn. Bạn có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc, buồn bã, vô vọng và thậm chí tức giận, nhưng cảm xúc thật sự cần thiết là sự quyết tâm đi đến quyết định sống chung với HIV.

- Dùng thuốc để điều trị HIV đúng cách mỗi ngày.

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ bạn tình và bản thân.

- Nếu bạn tình có HIV âm tính, khuyến khích họ xem xét dùng thuốc hàng ngày để phòng ngừa HIV.

- Nhiễm HIV thường đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm cùng các bệnh lý lây qua đường tình dục, nên tầm soát và điều trị sớm.

Xét nghiệm HIV dương tính có đồng nghĩa bị AIDS không?

HIV dương tính không có nghĩa bạn mắc bệnh AIDS. AIDS là giai đoạn tiến triển sau cùng của bệnh HIV. HIV có thể dẫn đến AIDS nếu không điều trị. Việc tuân thủ y lệnh điều trị và các hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh như một người bình thường.

Theo Trung tâm xét nghiệm y khoa TassCare

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X