Hotline 24/7
08983-08983

Ngày mai đại phẫu tách ca song sinh dính vùng bụng chậu

Gần 100 bác sĩ và điều dưỡng sẽ tiến hành cuộc đại phẫu mổ tách dính hai bé gái song sinh dính vùng bụng chậu cực kỳ hiếm gặp vào ngày mai.

Ngày mai, tập thể gần 100 bác sĩ và điều dưỡng đến từ Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Mắt, Xuyên Á và Trường đại học Y dược TPHCM sẽ tiến hành cuộc phẫu thuật tách rời 2 bé gái song sinh tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM.

Cuộc đại phẫu dự kiến kéo dài 12 tiếng, từ 6h sáng ngày 15/7. Hai bé hiện 13 tháng tuổi, nặng 15kg, các chỉ số phát triển như trẻ bình thường, đủ điều kiện sức khỏe để được tách rời.

Ngày mai, hai bé song sinh dính nhau sẽ được mổ tách.

Cặp song sinh chào đời ngày 7/6/2019, lúc 33 tuần thai, tại Bệnh viện Hùng Vương, nặng 3.2 kg, dính nhau vùng bụng chậu với 4 chân tách rời theo kiểu ischiopagus tetrapus (quadripus) cực kỳ hiếm gặp. Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phát hiện nhiều bất thường tại vùng bụng chung của hai bé.

Đăk Lăk ghi nhận thêm 3 ca bạch hầu

Sở Y tế Đăk Lăk cho biết huyện M’Đrăk ghi nhận thêm 2 bệnh nhân 24 tuổi và 8 tuổi ngụ tại xã Cư Króa, đang được điều trị tại trung tâm y tế huyện. Tổng số ca mắc ở huyện này đến thời điểm hiện tại là 4 trường hợp.

Người dân huyện M'Drăk được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: VnExpress

Tại huyện Cư M’gar ghi nhận một trường hợp là bệnh nhi 4 tuổi, trú buôn Bling, xã Cư M’gar, khởi phát bệnh vào ngày 10/7 với biểu hiện mệt mỏi, sốt cao, đau họng. Kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên xác định bé dương tính với vi khuẩn bạch hầu.

Theo kết quả điều tra dịch tễ, bệnh nhi có tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu nhưng không đủ mũi. Trước và trong thời gian mắc bệnh, bé không đi đâu xa, không tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, xung quanh khu vực sinh sống không có trường hợp mắc bệnh tương tự.

Ngay sau khi phát hiện các ca mắc bạch hầu, ngành y tế Đắk Lắk đã tổ chức điều tra dịch tễ tại các địa phương có ca bệnh, lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu những người tiếp xúc gần ca bệnh và phun thuốc khử khuẩn tại khu vực sinh sống của các bệnh nhân.

TPHCM vào mùa sốt xuất huyết, tay chân miệng

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện do mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng đều tăng. Trong đó, sốt xuất huyết tăng 59 ca, tay chân miệng tăng 50 ca so với tuần trước.

Tuy nhiên sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong những tuần sắp tới và có thể đạt đỉnh dịch vào khoảng tháng 10, tháng 11.

Bệnh tay chân miệng thường tăng mạnh trong tháng 8, tháng 9. Bệnh tay chân miệng cũng được dự báo có nguy cơ gia tăng trong những tuần sắp tới.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: thế giới Tiếp thị

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cũng ghi nhận khoảng 330 ca tay chân miệng.

Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 30-50 trẻ đến khám bệnh tay chân miệng mỗi ngày, chủ yếu ở Hà Nội. Khoa Nội Nhi tổng hợp của Bệnh viện E ghi nhận số ca bệnh tay chân miệng tăng vọt từ giữa tháng 6.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X