Hotline 24/7
08983-08983

Ngày hè, làm sao giúp con trẻ không sa đà vào game online?

Trẻ em, mầm non tương lai của đất nước, luôn là đề tài mà dư luận cả nước chú ý. Do đó, các em phải được sự quan tâm tốt nhất từ phía gia đình và xã hội.Tuy nhiên, các trẻ còn nhỏ luôn sống trong sự che chở của cha mẹ nên nhận thức chưa đầy đủ, chúng dễ dàng chịu tác động, dể dàng tiếp thu và học hỏi, vì suy nghĩ của trẻ còn quá non nớt, chưa hiểu được cuộc sống là như thế nào nên dể cuống hút vào nhất là vấn nạn nghiện game.

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Nghỉ hè là khoảng thời gian vui chơi, giải trí của trẻ em. Tuy nhiên, trẻ vui chơi sao cho lành mạnh là vấn đề khiến cho khá nhiều phụ huynh đau đầu. Mới đây, một trang báo đã đưa tin: “Đầu hè, trẻ nghiện game vào viện tăng”. Theo BS, làm cách nào để nhận ra một đứa trẻ nghiện game?

Bs. CK1 Trịnh Ngọc Bình - trả lời:

Nghỉ hè là khoảng thời gian vui chơi, giải trí của trẻ em, vì  không có sân chơi nên trò chơi game trên điện thoại hoặc máy tính là phổ biến nhất . Bản chất của games là để giải trí, nhưng hiện nay nhiều trẻ em đang chìm đắm trong đó. Với tần suất chơi liên tục dẫn đến các em bị nghiện games và chơi games như một thói quen.

Dấu hiệu để nhận biết  một đứa trẻ nghiện game :

- Ngồi chơi game online hơn hai giờ/ ngày hoặc không có cảm giác về thời gian, không gian khi đang chơi game online.

- Giấu gia đình hoặc bạn bè để thường xuyên chơi game online.

- Hay quên hoặc không làm đầy đủ các công việc mà người lớn giao phó mà phần lớn là  dành quá nhiều thời gian vào việc chơi game online. Do đó, trẻ sẽ không thích làm việc, học hành sa sút, thờ ơ với các hoạt động xung quanh,….


2. Thời gian online, chơi game của trẻ bao lâu là bình thường, bao lâu thì bị xem là nghiện game ạ? Làm sao để phân biệt các mức độ: thích game, mê game, nghiện game, thưa BS?

Bs. CK1 Trịnh Ngọc Bình - trả lời:

- Thời gian online, chơi game của trẻ dưới 02 giờ là bình thường, trên 02 giờ là nghiện .

- Trẻ thích game vì tính hấp dẫn của nó và là một loại hình giải trí phù hợp với túi tiền của trẻ. Những game này có hình thức dễ chơi với những âm thanh được đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ được cập nhật liên tục, giúp trẻ rèn luyện tư duy, sáng tạo và khéo léo.

- Trẻ mê mà bỏ bê việc nhà, bỏ học bài và làm bài tập để chơi game, chơi nhiều nhưng vẫn dừng việc chơi game lại được để ăn uống, tắm rửa, học tập.

- Khi  trẻ nghiện game luôn luôn quan tâm tới game, lúc nào cũng  chơi game, luôn nói về game, mất tập trung, hay cáu gắt hoặc không thích với trò chơi khác.

- Chơi game liên tục không nghỉ, trẻ luôn nói là vào mạng là để làm việc, tìm thông tin, đọc thư điện tử.

- Không biết được thời gian chơi game trẻ chỉ nghĩ mình chơi game online trong 15 - 20 phút, nhưng trẻ không thể ngừng lại như dự kiến mà chơi game liên tục trong nhiều giờ.

- Mất thời gian vì chơi game: người nghiện game tốn rất nhiều thời gian cho chơi game. Trẻ thường chơi nhiều giờ mỗi ngày nhiều khi chơi thâu đêm.

- Bỏ bê việc học không quan tâm, không học bài, không làm bài tập thậm chí bỏ qua cả việc vệ sinh cá nhân và không chịu tắm rửa.

- Nói dối về thời gian chơi game.

Tóm lại, trẻ cần phải ý thức rõ ràng những mặt lợi hại của games để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác vì game chỉ mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.


3. Việc trẻ nghiện game có phần lớn là trách nhiệm của gia đình. Theo BS, có những tình huống nào đưa đến việc trẻ nhỏ nghiện game?

Bs. CK1 Trịnh Ngọc Bình - trả lời:

Hiện nay, game online là một loại hình giải trí phổ biến đối với những học sinh tuổi học đường làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm sinh lý và hành vi ở trẻ. Bên cạnh đó yếu tố tâm lý của trẻ rất phức tạp, thích thể hiện cái tôi cá nhân.

Song nhiều bậc cha mẹ lại không hiểu được điều đó, giáo dục con cái bằng roi vọt và sự áp đặt khiến các em cảm thấy cô đơn và bất mãn, tham gia trò chơi như một cách thể hiện bản thân.

Việc thiếu sự quan tâm của cha mẹ và gia đình cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nghiện game. Khiến trẻ rất dễ bị cô đơn và chán nản, không nhận thức được tốt - xấu, hay - dở.

Ngoài ra, thiếu sân chơi, thiếu nơi giải trí lành mạnh, thiếu bạn đồng hành và thiếu tổ chức giải trí và không gian lành mạnh cũng là một nguyên nhân làm trẻ nghiện game. Do cha mẹ bận công ăn việc làm, không có thời gian quan tâm đến nhà cửa  và con cái, cũng đẩy họ vào con đường nghiện game.

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình tư vấn về cách giúp trẻ cai nghiên game. Ảnh: Viết Hưởng


4. Trong phạm vi gia đình, cha mẹ có thể dùng những cách nào để giúp trẻ không sa đà vào game online, thưa BS?

Bs. CK1 Trịnh Ngọc Bình - trả lời:

Thực ra chơi game điều độ thì không có gì đáng lo ngại, cha mẹ cần trò chuyện, phân tích cho trẻ thấy những mặt lợi, hại của việc chơi game, nhất là  dạng game bạo lực. Tốt nhất cha mẹ hãy dành thời gian vui chơi cùng trẻ, khuyến khích trẻ tham gia các vận động bổ ích như đá bóng, hay tham gia việc nhà. Cha mẹ cũng không nên đột ngột cấm con chơi game ngay khi trẻ nghiện. Nên giải thích trẻ hiểu được ở lứa tuổi này, chuyện học hành vẫn là quan trọng nhất.

Cha mẹ không nên lấy quyền mà nói con nghe. Ở lứa tuổi này, cha mẹ cần giáo dục con từ từ. Hãy vui vẻ trò chuyện với con hàng ngày như 1 người bạn để hướng trẻ đến một cuộc sống tốt đẹp, chỉ có như vậy mới giúp trẻ tránh xa được những tệ nạn.


5. Rất khó để cấm hoàn toàn việc trẻ chơi game, do đó một số cha mẹ đã giao hẹn với con khoảng thời gian chơi game hợp lý. Tuy nhiên, đã hết giờ chơi game mà trẻ vẫn chưa chịu buông máy. Theo BS, cha mẹ nên làm gì trong tình huống này?

Bs. CK1 Trịnh Ngọc Bình - trả lời:

- Đã hết giờ chơi game mà trẻ không chịu buông máy thì hướng trẻ qua trò chơi khác mà trẻ yêu thích như ghép hình, lắp ráp xe ô tô, vẽ tranh, chơi búp bê,…

- Cho trẻ ăn những món mà trẻ yêu thích.

- Rủ trẻ ra ngoài nơi mà trẻ thích…


6. Xin BS cho biết, khi trẻ có những biểu hiện nào thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp chuyên viên tâm lý hoặc BS tâm thần kinh?

Bs. CK1 Trịnh Ngọc Bình - trả lời:

Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp chuyên viên tâm lý hoặc BS tâm thần kinh khi trẻ nghiện game có các biểu hiện :

- Không dành thời gian cho hoạt động thường ngày và các trò chơi yêu thích khác mà tập trung vào chơi game.

- Nhìn trẻ có biểu hiện điển hình như hồi hộp, lo lắng, trầm tư suy nghĩ bâng quơ, vô hồn.

- Ngoài ra nếu trẻ chơi game thâu đêm không ăn uống; loạn thần như hay gào thét bất thường hoặc ủ ê, không quan tâm mọi thứ xung quanh; hoang tưởng phải đi khám ngay.


7. Việc điều trị cai nghiện game cho trẻ được tiến hành như thế nào, thưa BS? Và thường kéo dài bao lâu ạ?

Bs. CK1 Trịnh Ngọc Bình - trả lời:

- Thời gia điều trị cai nghiên game thường phụ thuộc vào lối sống của gia đình, hỗ trợ của cha mẹ và người thân, quan trọng nhất là quyết tâm của trẻ.

- Các phụ huynh cần hạn chế thời gian chơi game và giúp trẻ giao tiếp nhiều hơn với thế giới bên ngoài.

- Kiểm soát những loại game của trẻ chơi.

- Cha mẹ cần quan tâm, trò chuyện với trẻ như  một người bạn. Cho trẻ biết phân biệt giữa thế giới ảo và thế giới thực, khuyên trẻ không nên bắt chước những nhân vật xấu có hành động sai lầm hay bạo lực trong đó.

- Không nên dùng Ipad, Iphone hay máy điện toán làm vú em hay người giữ trẻ. Sự đa năng của Ipad đã khiến các em sử dụng hết giờ này qua giờ khác, không biết ngừng nghỉ.

- Cha mẹ nên dành thời giờ đưa trẻ ra ngoài, giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh để phát triển trí tưởng tượng vô hạn của trẻ , đưa trẻ đi picnic, cắm trại, sinh hoạt ngoài trời. ..

- Tập cho các em yêu muôn thú và thiên nhiên, khiến các em đỡ chán hay tẻ nhạt, trống vắng.
Cùng nhau ăn bữa cơm gia đình nhất là buổi tối và không sử dụng bất kỳ loại điện tử nào trong giờ ăn, kể cả cha mẹ cũng vậy.

- Cha mẹ cần kiểm soát thời gian trẻ vào mạng , cuộc gặp gỡ bạn bè mới, dạy các em cách giao tiếp và kỹ năng sống .

- Ngoài ra, cha mẹ phải cố gắng hiểu cảm nghĩ của, dạy con đi con đường là một trách nhiệm to lớn, cha mẹ cần xây dựng chiếc cầu nối thân tình giữa con cái và cha mẹ. Giữ thăng bằng cho cuộc sống, giữ cho sợi dây tình cảm gia đình thắm thiết.

Nếu phương pháp trên không hiệu quả thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để BS khám và điều trị cho trẻ vì việc điều trị nghiện game cũng giống như điều trị nghiện ma túy. Do máy tính đã trở thành phổ biến nên việc cai nghiện game có phần khó khăn hơn. Đối với trẻ nghiện game thì chơi game cũng quan trọng như ăn, uống và hít thở vậy. Cho nên việc điều trị vô cùng khó, hiện nay, điều trị tấn công là để cắt được hội chứng cai game và trầm cảm của trẻ. Quá trình điều trị phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của BS chuyên khoa, tốt nhất là điều trị nội trú tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần để đảm bảo trẻ được cách ly tuyệt đối với game. Bệnh nhân nên dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ kê đơn điều trị. Có 2 cách điều trị  là điều trị bằng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) và các liệu pháp tâm lý - xã hội.


8. Nếu trẻ nghiện game nhưng không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến hậu quả gì, thưa BS?

Bs. CK1 Trịnh Ngọc Bình - trả lời:

Nếu trẻ nghiện game nhưng không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến hậu quả như:

- Trẻ bị suy giảm sức khỏe, giảm sút khả năng học tập và lao động, tạo ra mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ và người thân, tách mình khỏi đời sống xã hội, dễ trầm cảm thậm chí có thể tự tử hay giết người.

- Trẻ tự cô lập mình với gia đình và mọi người xung quanh, sẽ không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, học tập hoặc chơi thể thao, khiến trẻ không có sự phát triển bình thường về mặt xã hội.

- Trẻ hành động rất liều lĩnh, coi thường mạng sống của mình và những người khác.

- Tốn tiền bạc do chơi game, khi không có tiền chơi game trẻ dể sa ngã vướng vào phạm pháp như trộm cắp, cướp giật,…. làm đủ thứ để có tiền.


9. Theo BS, làm sao để tránh cho trẻ bị tái nghiện game?

Bs. CK1 Trịnh Ngọc Bình - trả lời:

Để tránh cho trẻ tái nghiện game, thì  biện pháp hữu hiệu nhất là cách ly và hướng trẻ vào những niềm đam mê, hứng thú trong học tập và thể thao hay hoạt động nghệ thuật, giúp trẻ sống có mục tiêu, lý tưởng.

Cho trẻ đi du lịch để trẻ hiểu được và học hỏi thêm cuộc sống bên ngoài xã hội.

Khi trẻ có mục tiêu trong học tập, có ước mơ hoài bão trong cuộc sống và có những sở thích và niềm đam mê lành. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần quan tâm nhiều đến con, hiểu được tâm tư tình cảm của trẻ, trò chuyện cùng con như hai người bạn, không nên áp đặt trẻ, cho trẻ phát huy khả năng của trẻ. Sau đó, cha mẹ phân tích cho trẻ hiểu được những tác hại của game, sự hủy hoại nhân cách và trí não con người mà game mang đến. Khi trẻ có nhận thức đúng đắn về những nguy hại của game và có mục đích lý tưởng và niềm đam mê lành mạnh trong cuộc sống thì tự khắc trẻ sẽ tránh xa được loại hình giải trí nguy hiểm này.

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X