Hotline 24/7
08983-08983

Ngành thiết bị y tế Việt Nam - Lĩnh vực đầy hứa hẹn cho đầu tư nước ngoài

Đây là đánh giá của ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM. Đồng thời, cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng đã tạo ra cơ hội cho Ấn Độ và Việt Nam cùng chung tay và thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu mới cho nhiều sản phẩm và dược phẩm khác nhau.

Ngày 24/8, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TPHCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại TPHCM (ITPC) tổ chức chương trình "Kết nối trực tuyến doanh nghiệp Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực thiết bị y tế".

Ông Đinh Quang Long, Giám đốc Công ty Luật APOLAT Legal

Tại chương trình, ông Đinh Quang Long, Giám đốc Công ty Luật APOLAT Legal cho biết, tuổi thọ của dân số Việt Nam ngày càng tăng (trung bình 75,3 tuổi) và tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,2% (2018). Chính vì vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao, nhưng cũng từ đây kéo theo vấn đề tài chính cũng như thách thức về năng lực của hệ thống y tế công lập hiện tại.

Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc ITPC

Ông Trần Phú Lữ - Phó Giám đốc ITPC cho biết, tại Việt Nam cũng đưa ra những con số rất đáng chú ý. Tại Việt Nam, trang thiết bị y tế sản xuất trong nước mới đáp ứng được 1,5-2% nhu cầu và công nghệ phụ trợ cũng hạn chế, chỉ đáp ứng khoảng 3% nhu cầu hiện nay. Hầu hết các trang thiết bị y tế đều được nhập khẩu từ các nước phát triển.

Phó Giám đốc ITPC cũng đề cập rằng Việt Nam chưa mở cửa thị trường dược phẩm cho các nhà đầu tư nước ngoài để phân phối thuốc trực tiếp cho khách hàng qua hình thức bán buôn hoặc bán lẻ do phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt.

"Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể xuất nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam và sau đó bán các sản phẩm của họ cho các nhà phân phối trong nước đã được cấp phép để tiêu thụ. Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp, nhà sản xuất nước ngoài nghiên cứu, xúc tiến các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành dược" - Ông Trần Phú Lữ cho biết.

Ông Gurvinder Singh, Giám đốc Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Kỹ thuật của Ấn Độ (EEPC)

Chia sẻ về thị trường lĩnh vực Y tế của Ấn Độ, ông Gurvinder Singh, Giám đốc Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Kỹ thuật của Ấn Độ (EEPC) cho biết, tác động của đại dịch COVID-19 khiến một số loại thiết bị như cấp cứu ICU, máy thở chi phí thấp, bộ PPE và các công nghệ khử trùng,... trở nên cần thiết. Điều này đưa Ấn Độ nổi lên thành một trong những nhà sản xuất lớn nhất của các loại thiết bị trên. Giám đốc EEPC cho hay, thị trường linh vực Y tế của Ấn Độ dự kiến sẽ đạt 372 tỷ USD vào năm 2022.

Ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM

Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM - ông Madan Mohan Sethi đánh giá ngành thiết bị y tế của Việt Nam là một trong những lĩnh vực đầy hứa hẹn cho đầu tư nước ngoài do sự phát triển kinh tế của đất nước và nhu cầu về chăm sóc và thiết bị y tế của người dân tăng cao.

"Song có rất nhiều tiềm năm chưa được khai thác thác trong lĩnh vực thiết bị y tế. Cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện nay ở Việt Nam đã tạo cơ hội cho cả hai bên cùng chung tay và thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu mới cho nhiều sản phẩm và dược phẩm khác nhau" - ông Madan Mohan Sethi nói.

Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM cũng đề cập đến những nỗ lực của cộng đồng người Ấn Độ ở phía nam Việt Nam trong việc quyên góp để mua một máy ECMO cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM vào tuần trước.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X