Hotline 24/7
08983-08983

Nên điều trị hen phế quản theo Đông y hay Tây y?

Trong thời điểm nhiều bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như run chân tay, tim đập hồi hộp khi dùng thuốc Tây y kéo dài, các hãng thực phẩm chức năng quảng cáo tràn lan như thuốc chữa bệnh, các cơ sở Đông y gia truyền sẵn sàng cam kết chữa khỏi bệnh 100% thì đâu mới là lựa chọn đúng cho bệnh nhân hen phế quản (hen suyễn).

Hen là bệnh mạn tính nên việc điều trị khỏi hoàn toàn, dứt điểm là rất khó khăn

Theo Đông y, hen phế quản là gì?

Tây y, hen phế quản hay hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính của đường thở với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào làm tăng tính đáp ứng của đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) khi tiếp xúc với các tác nhân có trong môi trường.

Còn theo định nghĩa của Đông y, hen phế quản theo y học cổ truyền thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn). Chứng háo suyễn thường gặp trong các bệnh hen phế quản, phế quản viêm thể hen, phế khí thủng, tâm phế mạn (hen tim) và nhiều bệnh khác như phổi viêm, áp xe phổi, bụi phổi, lao phổi, giãn phế quản...

Đông y coi hen phế quản không phải chỉ là bệnh ở một “nơi” trên cơ thể mà là vấn đề của toàn cơ thể bởi cơ thể con người là một thể hữu cơ thống nhất và thân thể chính là tấm gương của nội tạng (tạng - phủ); khi tạng phủ suy yếu mất cân bằng thì gây nên các bệnh lý, trong đó có hen phế quản.

Lắng nghe thêm chia sẻ của PGS Nguyễn Thị Bay - Chủ tịch Hội Đông Tây y kết hợp, Nguyên trưởng Bộ môn YHCT, Đại học Y Dược TPHCM về quan điểm của Đông y về hen phế quản.

>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn trực tuyến PHÒNG + ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN & CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

Nguyên nhân sinh hen phế quản theo Đông y và Tây y

Hen phế quản phát triển và kéo dài bởi tương tác giữa yếu tố gen và môi trường. Những nguyên nhân gây ra hen phế quản và cơn hen cấp tính thường gặp nhất bao gồm:

- Bụi nhà, nấm mốc, lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa, khói thuốc lá, ký sinh trùng ở chăn đệm, khói xe, bụi kim loại….

- Thực phẩm dị ứng: đậu phộng, hải sản, sữa…

- Một số loại thuốc như penicillin, aspirin…

- Do bị nhiễm khuẩn: Những bệnh như viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm họng…. có thể gây khởi phát cơn hen ở những người bệnh cơ địa dị ứng.

- Tâm lý: Người bị hen nếu thường xuyên căng thẳng, áp lực, lo lắng hoặc bị sang chấn tâm lý.

- Di truyền: Gia đình có người bị bệnh như bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ thì nguy cơ con sinh ra bị hen cao hơn nhiều so với gia đình bình thường khác.

- Rối loạn tình dục cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn hen khởi phát.

Còn theo quan niệm của Đông y, căn nguyên sinh hen phế là do Tạng – Phủ suy yếu, không được điều hòa gây nên. Căn nguyên chính xuất phát từ ba tạng Tỳ, Phế, Thận, trong đó:

+ Tạng Phế: Có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...

+ Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi bị ẩm thấp hay lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của Tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở Phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.

+ Tạng Thận: Chủ nạp khí, khi không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở.

Nên điều trị hen phế quản theo Đông y hay Tây y

Hen là bệnh mạn tính nên việc điều trị khỏi hoàn toàn, dứt điểm là rất khó khăn. Mục tiêu điều trị hen hiện nay là kiểm soát triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm bệnh xấu đi trong tương lai.

- Việc kiểm soát triệu chứng được đảm bảo bằng việc duy trì các thuốc cắt cơn khi lên cơn hen.

- Kiểm soát các các yếu tố nguy cơ là làm giảm tần suất lên cơn hen bằng cách giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở bằng các thuốc kháng viêm có tác dụng kéo dài. Nếu kiểm soát tốt bệnh có thể đạt được các mục tiêu sau: Không có triệu chứng hen/suyễn ban ngày; Không thức giấc vào ban đêm do hen/suyễn; Biết xử trí cơn hen/suyễn tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen; Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học, nghỉ làm do hen/suyễn; Chức năng phổi trở về bình thường.

Điều trị triệu chứng là khi người bệnh đang cấp cứu khó thở, không thở được thì cần trả lại sự thông thoáng cho bệnh nhân thì điều trị tây y là tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Sau đó cần điều trị thuốc dự phòng, nhiều trường hợp bệnh nhân cấp cứu 5-6 lần một năm. Để giảm tần suất lên cơn cấp cứu như vậy và nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh gánh nặng y tế thì người bệnh nên cân nhắc điều trị dự phòng bằng Đông y.

Một trong những lợi thế lớn nhất của dược phẩm y dược cổ truyền là ít gây ra tác dụng phụ, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm điều trị lâu dài. Tuy công dụng chữa trị chưa thấy ngay trước mắt, nhưng về lâu dài hiệu quả rất cao và với khả năng nâng cao thể trạng, chữa trị bền vững thì những bệnh mạn tính như hen phế quản không còn đáng ngại.

Một thực tế cho thấy, 3,9% người mắc hen phế quản (4 triệu người), nhưng chỉ có 1 triệu người dùng thuốc duy trì và không để cơn hen tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. người mắc bệnh hen cứ thấy đỡ là thôi dùng thuốc, không dùng dự phòng và duy trì.

Kết hợp đông - tây y trong điều trị hen phế quản là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong kiểm soát hen hiện nay, mở ra hy vọng kiểm soát hen phế quản hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân hen phế quản. Người bệnh nên phối hợp Đông Tây y hiệu quả để dự phòng hen, tuy nhiên cũng cần tỉnh táo, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc điều trị, không dùng các loại thực phẩm chức năng quảng cáo như thuốc điều trị hay các loại thuốc Đông y chưa rõ nguồn gốc.

Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hen hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.

XEM THÊM THÔNG TIN VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC (LÀ THUỐC, KHÔNG PHẢI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG):

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng:

Ngày uống 2 lần sau ăn.

- Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

- Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X