Hotline 24/7
08983-08983

Mưa nắng thất thường, khói bụi, điều hòa - bộ 3 mối đe dọa người bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng dai dẳng, dễ tái phát, nhất là khi thời tiết thay đổi cùng với khói bụi, điều hòa càng khiến triệu chứng rầm rộ hơn bao giờ hết. Lời khuyên từ BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước - Trưởng khoa TMH, BV Thống Nhất (TPHCM) dưới đây sẽ giúp người bệnh viêm mũi dị ứng không còn “khổ sở” để vượt qua khúc giao mùa.

1. Người bệnh viêm mũi dị ứng khổ sở khi hè về

Hiện nay, thời tiết 3 miền có sự khác biệt. Trong khi miền Nam và miền Trung nắng nóng thì miền Bắc đổ những cơn mưa lớn, trời se lạnh xen kẽ đợt nắng gắt. Thưa BS, những nguyên nhân nào làm cho bệnh viêm mũi dị ứng dễ tái phát, triệu chứng dồn dập mỗi khi thời tiết thay đổi như hiện nay ạ?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Gần đây, miền Nam và miền Trung vào mùa nắng nóng, đôi khi xuất hiện cơn mưa lớn cục bộ ở một số nơi. Khi thời tiết nắng nóng, tạo điều kiện cho những hạt bụi li ti, những dị ứng nguyên dễ dàng khuếch tán trong không khí.

Trong khi đó, thời tiết miền Bắc thường xuyên thay đổi, mưa nắng thất thường, thậm chí xuất hiện tình trạng se lạnh như mùa đông. Điều kiện thời tiết như hiện nay liên quan đến việc thay đổi nồng độ các loại phấn hoa cùng với đó thời tiết nóng ẩm cũng là môi trường thuận lợi cho bào tử nấm mốc và các loại ký sinh trùng phát triển gây bệnh.

Kết hợp cũng những yếu tố khác như ô nhiễm không khí, sử dụng điều hòa không đúng cách (nhiệt độ quá lạnh, không khí quá khô hoặc quá ẩm, không vệ sinh điều hòa thường xuyên…) làm ảnh hưởng tới những yếu tố bảo vệ tại niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các dị nguyên. Từ đó dẫn tới khởi phát đợt viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng nếu không được can thiệp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh thưa BS?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Viêm mũi dị ứng tuy không phải là bệnh nguy hiểm gây tử vong, nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, cũng như đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Ở mức độ ảnh hưởng ít, các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi khiến bệnh nhân khó chịu.

Nặng hơn, các triệu chứng này có thể khó chịu tới mức khiến bệnh nhân mất ngủ, khó tập trung vào công việc, học tập, sinh hoạt hằng ngày. Tệ hơn nữa, viêm mũi dị ứng làm thay đổi tính chất của niêm mạc mũi, khiến nó dễ bị tổn thương hơn, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn và virus bội nhiễm theo sau. Trên cơ địa người có hen đồng mắc, viêm mũi dị ứng còn khiến cho các triệu chứng hen của người bệnh tệ hơn.

TTƯT.BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước - Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Thống Nhất (bác sĩ tư vấn)

2. Triệu chứng viêm mũi dị ứng dồn dập, thuốc nào dập tắt hiệu quả?

Đâu là những triệu chứng đầu tiên cảnh báo viêm mũi dị ứng tái phát mà người bệnh cần phải lưu ý thưa BS? Các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ kéo dài bao lâu cho mỗi đợt tái phát ạ?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Với viêm mũi dị ứng, những triệu chứng gợi ý có thể là:

• Ngứa ở mũi, vòm miệng, họng

• Chảy nước mũi

• Nghẹt mũi

• Hắt hơi

• Ngứa mắt, chảy nước mắt

Nếu bạn có các triệu chứng nào dưới đây như:

• Triệu chứng chỉ gặp ở một bên mũi

• Chảy nước mũi dịch vàng, xanh, đặc dính

• Đau mặt

• Chảy máu cam nhiều lần

• Mất mùi

Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ để tìm một nguyên nhân khác, vì các triệu chứng trên không phải là của viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng chia ra làm 2 loại: Từng đợt và dai dẳng.

• Gọi là viêm mũi dị ứng từng đợt khi số ngày biểu hiện của các triệu chứng nhỏ hơn 4 ngày/ tuần hoặc thời gian mắc các triệu chứng < 4 tuần liên tiếp.

• Đối với viêm mũi dị ứng dai dẳng, các triệu chứng tồn tại lâu hơn cũng như dai dẳng hơn: các triệu chứng tồn tại trên 4 ngày/ tuần thời gian mắc các triệu chứng là từ 4 tuần trở lên.

Tùy vào thể bệnh mà các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể ngắn ngày hay kéo dài.

Tình trạng viêm mũi dị ứng có xu hướng gia tăng, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, nắng nóng (Ảnh minh họa)

Hiện nay, chúng ta có những giải pháp nào để điều trị viêm mũi dị ứng? Trong đó, giải pháp nào thường được lựa chọn đầu tay để dập tắt hiệu quả triệu chứng viêm mũi dị ứng?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Giải pháp lí tưởng và cần thiết là hạn chế sự tiếp xúc của dị nguyên với người bệnh. Nhưng thực tế phương pháp này rất khó, vì nhiều bệnh nhân không biết được họ thực sự dị ứng với yếu tố nào.

Đa phần các phương pháp điều trị hiện nay là điều trị nội khoa:

• Các thuốc kháng histamine: đường uống (Fexofenadine, Centirizin, Desloratadine…), hay đường xịt tại chỗ (Azelastine, Levocabastine…). Hiện nay kháng histamine thế hệ 2 đường uống như Fexofenadine là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ vì tính hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh nhanh và an toàn.

• Coticoid xịt mũi (Budesonide, Fluticasone propionate…), đường uống (Methylpredisolone, Prednisolone…) chỉ dùng ngắn ngày, trong đợt cấp.

• Cromones tại chỗ (Cromoglycate, Nedocromil…)

• Thuốc thông mũi co mạch: Đường uống (Ephedrine, Phenylephrine…) hoặc xịt mũi (Oxymethazoline…)

• Kháng cholinergic: Ipratropium xịt mũi.

• Kháng leukotriene: Montelukast.

Thuốc kháng histamine là một trong những lựa chọn trong điều trị viêm mũi dị ứng. Nhưng trên thị trường hiện nay có nhiều loại kháng histamine khác nhau. Xin hỏi BS, người bệnh có thể lựa chọn thuốc kháng histamine dựa trên những nguyên tắc nào (hoặc loại nào) để tối ưu hiệu quả điều trị?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Hiện nay, trong thực tế, hai nhóm thuốc kháng histamine được sử dụng trong điều trị là: Kháng thụ thể H1 và kháng thụ thể H2. Riêng với điều trị các bệnh lý liên quan tới dị ứng, nhóm thuốc được sử dụng là kháng thụ thể H1 (kháng thụ thể H2 được sử dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan tới sự tiết acid của dạ dày, nhưng vai trò cũng không nhiều). Vì vậy khi nhắc tới nhóm thuốc kháng histamine nói chung, người ta thường nghĩ đến kháng thụ thể H1 và tác dụng kháng dị ứng của chúng.

Nhóm thuốc kháng thụ thể H1 lại có nhiều thế hệ phân chia theo lịch sử ra đời. Về cơ bản gồm: Nhóm thuốc kháng thụ thể H1 thế hệ 1 (thường gọi là kháng histamine thế hệ 1) và kháng thụ thể H1 thế hệ 2 (thường gọi là kháng histamine thế hệ 2).

Với nhóm thuốc kháng histamine thế hệ 1 (tiêu biểu là các thuốc như Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Hydroxyzine…), ngoài tác dụng chính là kháng dị ứng, còn có nhiều tác dụng ngoại ý không mong muốn khác như: An thần, gây buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt…

Nhóm thuốc kháng histamine thế hệ 2 ra đời sau và khắc phục nhược điểm của thế hệ 1: ít gây buồn ngủ hơn, ít gây các triệu chứng khô miệng, buồn nôn, chóng mặt… Đại diện của nhóm thuốc này gồm có: Fexofenadine, Cetirizine, Desloratadine…

BS vừa nhắc đến, thuốc kháng histamine thế hệ mới như fexofenadin. Nhờ BS có thể nói cụ thể hơn, loại này mang lại những ưu điểm gì, hiệu quả và tính an toàn ra sao cho người bệnh viêm mũi dị ứng ạ?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Các loại thuốc chứa thành phần Fexofenadin như Telfor là thuốc kháng histamine thế hệ mới, điều quan trọng là Telfor tác dụng chọn lọc trên các thụ thể histamine ở ngoại biên, không ảnh hưởng tới thần kinh trung ương, từ đó giúp giảm các triệu chứng dị ứng mà không gây an thần, hay buồn ngủ ở liều điều trị, vì vậy ít ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày.

Telfor hấp thu tốt khi dùng đường uống, giảm nhanh và hiệu quả các triệu chứng dị ứng ở mũi và mắt (nhanh chóng trong vòng 1 giờ sau uống). Vì vậy được nhiều bác sĩ chọn lựa đầu tay để điều trị viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ và vừa.

Telfor giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng mà không gây buồn ngủ

3. Chung sống hòa bình với viêm mũi dị ứng, cần trang bị những gì?

Để chung sống hòa bình với viêm mũi dị ứng, tránh tái phát người bệnh cần ghi nhớ những nguyên tắc nào? Trang bị những loại thuốc gì để “đón đầu” các triệu chứng, thưa BS?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Để tránh viêm mũi dị ứng tái phát, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp sau:

• Để ý xem khi tiếp xúc với tác nhân nào thì triệu chứng của những viêm mũi dị ứng khởi phát, từ đó hạn chế tiếp xúc tối đa với chúng. Với một số bệnh nhân, tác nhân có thể là bụi nhà, phấn hoa, lông động vật… Nhưng cũng có một số bệnh nhân khởi phát bệnh quanh năm mà không tìm thấy một tác nhân cụ thể nào là hoàn toàn bình thường.

• Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày.

• Lưu ý khi sử dụng điều hòa: Thường xuyên vệ sinh điều hòa để không tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Không để nhiệt độ quá lạnh, nhiệt độ trong phòng điều hòa và ngoài trời không nên chênh nhau quá 3oC. Không để không khí quá khô, có thể để chậu nước trong phòng để điều chỉnh độ ẩm với các điều hòa không có chức năng cân bằng độ ẩm.

• Về chế độ sinh hoạt: Không hút thuốc lá, rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tránh béo phì, tinh thần thoải mái, tránh stress…

• Với chế độ ăn: Ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin C như rau củ quả tươi. Các loại rau thơm có chứa tinh dầu như bạc hà, tía tô, rau mùi… có tác dụng tốt trên người bệnh viêm mũi dị ứng. Tránh các thực phẩm lạnh, béo, tanh, các thực phẩm có tiền căn gây dị ứng trên bệnh nhân.

• Bệnh nhân có thể trang bị sẵn nhóm thuốc kháng histamin thế hệ mới như Telfor tại nhà với các trường hợp viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ. Với các trường hợp viêm mũi dị ứng nặng hơn, cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ.

Thuốc kháng histamine thế hệ mới như fexofenadin, người bệnh có thể mua tại các nhà thuốc theo dạng thuốc không cần kê đơn hay phải có sự kê đơn của bác sĩ mới có thể sử dụng ạ?

Theo danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2017: Fexofenadin nằm trong danh mục thuốc không kê đơn. Vì vậy người bệnh có thể mua tại các nhà thuốc mà không cần sự kê đơn của bác sĩ.

Nhưng cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và lưu ý các triệu chứng sau khi sử dụng thuốc:

• Phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

• Bị sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, ho hoặc các triệu chứng cúm khác.

Nếu sau khi dùng thuốc mà xuất hiện những triệu chứng được nêu trên hoặc những triệu chứng bất thường khác bạn nên ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Dùng thuốc kháng histamine thế nào cho đúng cách? Nên dùng từ khi thấy các triệu chứng mới chớm hay đã xuất hiện rầm rộ và nên dùng trong bao lâu?

Khi có một hoặc một vài các triệu chứng của viêm mũi dị ứng kể trên: Ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi… bệnh nhân có thể dùng một trong các loại thuốc kháng histamine thế hệ mới. Lưu ý với mỗi loại thuốc cần tuân theo liều và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Khi các triệu chứng thuyên giảm, không nên dừng thuốc ngay, mà nên sử dụng thêm từ 2-3 ngày cho tình trạng dị ứng ổn định.

Không nên dừng thuốc ngay khi đã cải thiện triệu chứng, mà có thể sử dụng thêm 2-3 ngày cho tình trạng dị ứng ổn định (Ảnh minh họa)

Lo lắng lớn nhất của người bệnh là thuốc kháng histamine gây buồn ngủ, ảnh hưởng công việc, học tập và làm cho họ cảm giác không tỉnh táo. Xin hỏi BS, thuốc kháng histamine thế hệ mới như fexofenadin có gây buồn ngủ? Nếu có thì làm sao để giúp người bệnh tỉnh táo?

Thuốc kháng histamine thế hệ cũ thấm qua được hàng rào máu não, vì vậy ngoài tác dụng lên các thụ thể của histamine ngoại biên còn tác dụng lên các thụ thể ở thần kinh trung ương. Từ đó gây nên các tác dụng an thần, buồn ngủ, ảnh hưởng tới công việc, học tập, càng nguy hiểm ở những công việc đặc thù cần sự tỉnh táo như tài xế.

Với nhóm thuốc kháng histamine thế hệ mới, không qua được hàng rào máu não, vì vậy chỉ tác dụng chọn lọc trên các thụ thể histamine ở ngoại biên. Từ đó mang lại hiệu quả điều trị các triệu chứng dị ứng mà không gây tác dụng phụ an thần, buồn ngủ.

Fexofenadin là thuốc kháng histamine thế hệ 2, đã được nghiên cứu, với liều điều trị, thuốc không gây buồn ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, giúp người bệnh yên tâm vừa điều trị bệnh vừa không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Chương trình này được tài trợ bởi Nhãn hàng Telfor - DHG Pharma.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X