Hotline 24/7
08983-08983

Mùa lạnh, thời điểm nào trong ngày dễ xảy ra đột quỵ?

Với những người có nguy cơ đột quỵ cao, nắm bắt thời điểm nào nguy cơ đột quỵ cao hơn hẳn rất quan trọng. Vậy trong ngày lúc nào dễ bị đột quỵ nhất? Câu trả lời đã có trong bài tư vấn với GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam dưới đây. Mời bạn đọc đón xem.

Đột quỵ là căn bệnh xảy ra vô cùng đột ngột, không chừa cho chúng ta thời gian, khoảnh khắc nào để nói lời tạm biệt với người thân, gia đình.

Các thống kê thấy khoảng 70% bệnh nhân đột quỵ một lần không thể quay lại cuộc sống bình thường. Do vậy điều trị phòng ngừa đột quỵ mới là điều quan trọng hàng đầu. Nhất là khi Tết đã cận kề, đừng để đột quỵ khiến chúng ta chia ly ngay phút giây đoàn tụ.

Vậy làm sao phòng ngừa đột quỵ tốt nhất?
Liệu có thuốc nào để dự phòng đột quỵ?

Tất cả những thắc mắc này đã được Thầy thuốc Nhân dân.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đừng để mất Tết vì đột quỵ!”

1. Vì sao cuối năm, người bị đột quỵ "dồn dập"?

Thưa GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông, mặc dù đột quỵ là căn bệnh có thể tìm đến bất kỳ thời điểm nào. Song cứ đến khi thời tiết trở lạnh, Tết cận kề là tin về đột quỵ lại dồn dập hơn cả.

Xin hỏi BS, vì sao cứ đến cuối năm số người người bị đột quỵ lại gia tăng như vậy ạ? Tỷ lệ mắc đột quỵ vào mùa lạnh thay đổi như thế nào so với các mùa khác trong năm?

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Ở Việt Nam có một câu "đói quanh năm, no 3 ngày Tết". Để có cái Tết trọn vẹn thì mọi gia đình đều phải chuẩn bị về kinh tế nên thường cố gắng, đôi khi thành gắng sức, đây cũng là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ. Đây là vấn đề đầu tiên.

Thứ hai, gần Tết thời tiết thay đổi kết hợp với nhiều vấn đề khác như ăn uống không khoa học, rượu bia nhiều, vui chơi quên uống thuốc, ít vận động, tập luyện… đều là những thói quen khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao.

Tất nhiên, chúng ta không thể chỉn chu như ngày thường nhưng phải liệu cách để giữ và duy trì phong độ tốt nhất, ví dụ như những người có yếu tố nguy cơ thì đừng quên kiểm tra lại sức khỏe của mình, người đái tháo đường, tăng huyết áp vẫn cần kiểm tra thường xuyên…. từ đó mới dự phòng được nguy cơ đột quỵ.

2. Những thói quen nào dẫn đến đột quỵ mùa lạnh?

Mùa lạnh, thời điểm nào trong ngày dễ xảy ra đột quỵ nhất ạ? Những thói quen nào trong mùa lạnh khiến căn bệnh này dễ tìm đến chúng ta hơn thưa BS?

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Thời tiết thay đổi trong những tháng Tết, có thể nóng cũng có thể lạnh. Nếu trời lạnh quá mức, các mạch máu phải co lại để giữ ấm cho cơ thể, khi đó dẫn đến cung lượng máu lên não sẽ giảm đi, nên tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng cao hơn. Hoặc những người có chế độ sinh hoạt, ăn - ngủ - nghỉ không khoa học khiến cơ thể gồng mình chống chọi, điều này cũng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ có 2 dạng, thiếu máu não (nhồi máu não) chiếm tới 80-85%, đột quỵ chảy máu não (xuất huyết não) chiếm khoảng 15-20%. Thời điểm thường xảy ra đột quỵ nhất là nửa đêm về sáng. Người ta đã nghiên cứu, trong khoảng nửa đêm về sáng có những khoảng trũng huyết áp, dễ dẫn đến đột quỵ.

Ngoài khoảng trũng huyết áp, thì những người tuổi trung niên, cao tuổi thường mất ngủ, ngủ ít, hay dậy đi tiểu trong đêm, đang từ trong chăn ấm vùng dậy, nóng lạnh đột ngột dẫn đến co mạch. Đó là lý do thứ nhất. Thứ hai là đang nằm trong chăn ấm giãn mạch, ra ngoài lạnh thì co mạch lại nhanh chóng dẫn đến máu lên não không đảm bảo, và xảy ra đột quỵ thiếu máu não.

Thứ ba, nhiều người thường tập thể dục sớm buổi sáng, đây là thói quen không tốt trong mùa đông. Vì đi tập thể dục nên mặc quần áo không đủ ấm, không khởi động kỹ, cậy sức khỏe tốt dẫn đến những câu chuyện đáng tiếc. Một số người sau khi tập thể dục xong lại có thói quen tắm nước quá nóng, điều này dẫn đến giãn mạch quá mức, có thể gây ra đột quỵ.

3. Phân biệt đau đầu do lạnh và đau đầu do đột quỵ?

Nhiều người thường than rằng, trời rét buốt khiến họ bị đau đầu dữ dội. Nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình để nhận diện cơn đột quỵ. Vậy làm thế nào để phân biệt đau đầu do lạnh, căng thẳng cuối năm hay đau đầu do đột quỵ?

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Trong dân gian thường hay xem đây là trúng gió, trúng phong, cảm lạnh. Để phân biệt, chúng ta cần biết rằng cảm lạnh, trúng gió, hay trúng phong biểu hiện thường là ở đường hô hấp trên, ví dụ như ho, chảy nước mũi, hắt hơi nhưng người bệnh tỉnh táo, hơi mệt, sốt, ho, hắt hơi có thể dẫn đến tăng áp lực sọ gây đau đầu.

Còn biểu hiện của đột quỵ khác ở điểm tê yếu, bại nửa người hoặc tay, chân, một bên cơ thể; sẽ có rối loạn ý thức, có thể nói ngọng, nói khó, nói líu lưỡi, méo miệng.

4. Đột quỵ ngày càng trẻ hóa, do đâu?

Trước đây, thường chỉ người già mới bị đột quỵ, nhưng hiện nay căn bệnh này không còn hiếm ở những người trẻ tuổi, thậm chí là vừa mới qua tuổi 30-40. Nguyên nhân do đâu thưa BS?

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Các nghiên cứu gần đây và ngay cả thực tế trong các bệnh viện cho thấy, xu hướng đột quỵ ngày nay đang trẻ hóa. Thậm chí có những người dưới 30 tuổi đã bị đột quỵ, với những trường hợp này thường bị đột quỵ chảy máu não (xuất huyết não) nhiều hơn, và nó sẽ có những yếu tố riêng biệt.

Nhưng nhìn chung, trong thời đại hiện nay tồn tại một số yếu tố nguy cơ trong đời sống, sinh hoạt có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao. Chẳng hạn như do áp lực cuộc sống, đòi hỏi phải chi tiêu nhiều hơn cho việc học hành của con cái, vì vậy mỗi người phải phấn đấu nhiều hơn bằng cách tăng ca, làm việc cả ngày lẫn đêm không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Thế rồi, từ áp lực công việc đến áp lực cuộc sống, mưu cầu nhiều hơn nên gánh nặng cũng gia tăng theo cấp số nhân. Điều này khiến chúng ta luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, stress. Mặt khác, chính từ áp lực kinh tế, đời sống, công việc khiến chúng ta giải quyết các nhu cầu ăn uống bằng thức ăn nhanh chứa nhiều cholesterol, dẫn đến rối loạn mỡ máu - một trong những nguy cơ của đột quỵ.

Hiện nay giới trẻ cũng có lối sống hiện đại, nên sinh hoạt thường theo sở thích, tự do hơn nên đôi khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Tuổi trẻ cũng khiến chúng ta cậy có sức khỏe nhiều hơn, mặc kệ những lời cảnh báo, ít tập luyện, vận động, “tặc lưỡi” thêm rượu bia hay thuốc lá. Tất cả những điều này làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, khiến tỷ lệ mắc căn bệnh này ở người trẻ ngày càng nhiều.

5. Ai có thể dùng NattoEnzym Red Rice phòng ngừa đột quỵ?

Em theo dõi chương trình từ đầu chương trình đến giờ, rất hay và bổ ích. Cảm ơn GS nhiều. Như GS vừa chia sẻ, một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ là rối loạn chuyển hóa mỡ máu.

Thật không may, em cũng đang mắc phải căn bệnh này. Hơn nữa vì tính chất công việc nên cũng hay thức khuya, ăn ngoài. Xin hỏi GS, em cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ? Em được đồng nghiệp giới thiệu dùng NattoEnzym Red Rice, xin hỏi với độ tuổi của em có thể dùng được chưa ạ?

Trần Quốc Việt - 35 tuổi, Hà Nội

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Vấn đề đầu tiên, bạn cần sắp xếp công việc, gia đình hợp lý. Trước mắt, những thói quen thức khuya, dùng ăn đồ ăn nhanh là bạn bắt buộc phải thay đổi. Điều này không ai làm thay bạn được, bạn phải tìm ra phương án tối ưu để tránh căng thẳng, tress, cân bằng thời gian làm việc - nghỉ ngơi. Nếu gia đình bận rộn công việc thì bạn có thể nhận sự hỗ trợ từ vợ - chồng - con, mỗi người một công việc để có thời gian nghỉ ngơi.

Bạn 35 tuổi nếu không có yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu và một số bệnh khác thì tôi nghĩ rằng bạn chưa nhất thiết phải dùng NattoEnzym Red Rice, nó dành cho người có yếu tố nguy cơ, người trung niên, cao tuổi. Còn tôi cho rằng 35 tuổi vẫn còn là thanh niên.

6. Mắt tối sầm khi đứng dậy, có phải cơn thiếu máu não thoáng qua?

Thưa GS, công việc của em là nhân viên văn phòng, cứ vào mùa lạnh, khi ngồi lâu rồi đứng lên thì cảm giác tối sầm, mắt nổ đom đóm, một lúc sau sẽ hồi phục. Liệu đây có phải là dấu hiệu cơn thiếu máu não thoáng qua? Về lâu dài có dẫn đến đột quỵ?

Đinh Phương Loan - loandinh76…@gmail.com

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là thuật ngữ chỉ ra rằng những người có cơn do bệnh lý của thành mạch, vữa xơ động mạch, hẹp lòng động mạch, một số nguyên nhân từ tim lên... Còn trường hợp của bạn tôi nghĩ rằng chóng mặt là do thay đổi tư thế. Khi bạn ngồi liên tục kéo dài, trong cơ thể hằng định 4,5-5 lít máu, máu dồn xuống 2 chân rất nhiều. Bạn ngồi tĩnh tại, tim cũng ít hoạt động hơn, nên khi bạn thay đổi đột ngột máu lên não không kịp nên bạn bị xây xẩm mặt mày, khi ổn định một chút là được. Đó là do tư thế làm việc, máu cung cấp ngay lên não không đủ chứ không phải là TIA.

Trân trọng cảm ơn sự đồng hành của Bộ sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông. Nguyên liệu Nhật Bản: NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice của DHG pharma.

Mời xem thêm:

Kỳ 1: Vì sao mùa đông thường dễ đột quỵ nhất trong 4 mùa?

Kỳ 2: Phân biệt dấu hiệu đột quỵ với trúng gió, cảm lạnh

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X