Hotline 24/7
08983-08983

Mùa lạnh, làm gì để phòng bệnh cúm cho trẻ em?

Trời trở lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột khiến con yêu dễ bị nhiễm virus cúm. Vậy cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa cũng như chăm sóc thế nào khi con mắc loại bệnh hô hấp khó chịu này?

Phân biệt cảm cúm, cảm lạnh và COVID-19

Tháng 12, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, mưa nắng thất thường khiến cơ thể trẻ em không kịp thích nghi nên dễ đổ bệnh. Những cơn sốt cao, đau nhức tứ chi, sổ mũi, đau họng kèm ho nhiều vào thời điểm này khiến cha mẹ lúng túng, không nhận diện được đây là cảm lạnh, cảm cúm hay căn bệnh khiến cả thế giới chao đảo - COVID-19.

Thực tế, rất khó phân biệt các triệu chứng giữa cảm lạnh, cúm và COVID-19 ở những người mắc bệnh trong thời gian đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì mới có thể phân biệt được.

Cúm mùa dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh với các triệu chứng sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi (Ảnh minh họa)

Khi bị cúm, trẻ sẽ có các triệu chứng điển hình như sốt vừa đến cao 39 - 40 độ C và kéo dài tới 3-4 ngày, ho, ớn lạnh, đau họng, đau cơ, nhức đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi kéo dài trên 2 tuần... đôi lúc cúm còn gây nôn mửa và tiêu chảy. Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột và hầu hết trẻ sẽ hồi phục sau chừng hai tuần.

Còn cảm lạnh, thân nhiệt của trẻ thường không tăng nhiều, ít có khả năng bị sốt, nếu có sốt thì sẽ sốt nhẹ. Ngoài ra, trẻ có thể chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, viêm họng, hắt xì, ho. Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7-10 ngày.

Có một điểm dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa bệnh cúm, cảm lạnh thông thường và COVID-19 đó là người mắc bệnh cúm thông thường hay có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi. Nhưng với COVID-19, thông thường người bệnh chỉ có ho, ho khan, ho dai dẳng và sốt. Ngoài ra, một điều khác biệt nữa là bệnh nhân COVID-19 phải có yếu tố dịch tễ, thông thường là phải tiếp xúc với người bị nhiễm, nghi nhiễm và về từ vùng dịch.

Cúm mùa nguy hiểm như thế nào với trẻ em?

Bạn có biết rằng, riêng Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế tính trong 11 tháng năm 2019, cả nước có hơn 400.000 trường hợp mắc cúm, 10 người tử vong. (Nguồn: moh.gov.vn) Ngay trong tháng đầu năm 2020 cũng đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên của bệnh nhi 10 tuổi nghi nhiễm cúm.
Còn trên thế giới, ước tính từ năm riêng 4 tháng đầu năm, Mỹ đã ghi nhận 26 triệu ca nhiễm cúm với khoảng 25.000 trường hợp tử vong, riêng 2010 cúm mùa đã gây ra cái chết cho khoảng 12 triệu trẻ em (người dưới 18 tuổi). Trong đó trẻ em là đối tượng mắc cúm nhiều nhất với nhiều biến chứng trầm trọng. (nguồn: vnvc.vn)

Điều này đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại và đánh giá, đại dịch cúm là thảm họa tiếp theo có thể xảy ra, chúng ta phải vô cùng cẩn trọng và chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó.

Điều này đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại và đánh giá, đại dịch cúm là thảm họa tiếp theo có thể xảy ra, chúng ta phải vô cùng cẩn trọng và chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó.

Nếu được điều trị, chăm sóc tốt, trẻ sẽ vượt qua cúm một cách nhẹ nhàng. Ngược lại, nếu chủ quan có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. (Ảnh minh họa)

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, với khả năng lây nhiễm rất cao, đường hô hấp qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc. Virus cúm dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt thấp, chính vì thế nên bệnh phát triển mạnh khi thời tiết lạnh.

Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Nhưng với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc có thể gây những biến chứng nguy hiểm viêm đường hô hấp (như viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát… hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp (như viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim) và đặc biệt có khả năng gây tử vong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính.

Cao điểm mùa cúm - Cha mẹ cần lưu ý gì trong chăm sóc để tránh biến chứng?

Khác với mọi năm, 2020 không chỉ đối mặt với đại dịch COVID-19 đang rất phức tạp mà song song đó các dịch bệnh khác như cảm cúm luôn tiềm tàng nguy cơ, nhất là trong những môi trường đông đúc như trường học, khu dân cư, những ngày lễ hội sắp tới…
Vì thế, điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần cập nhật những kiến thức quan trọng để chủ động phòng bệnh cúm mùa cho con trẻ, ngăn chặn kịp thời các biến chứng.
Vậy cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị cúm mùa như thế nào?
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau đúng cách ra sao khi bị cúm mùa?
Phòng bệnh cúm mùa và các bệnh lý hô hấp ra sao khi thời tiết trở lạnh?

Những nỗi ưu tư này của các ông bố bà mẹ sẽ được BS.CK2 Nguyễn Trần Nam - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Mùa lạnh, làm gì để phòng bệnh cúm cho trẻ em?”.

Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp từ 20g, thứ 5, ngày 10/12/2020 trên Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, Kênh Youtube của AloBacsi và Website AloBacsi.com; Fanpage Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và Fanpage Radio VOH.
Ngay từ bây giờ, nếu có các thắc mắc về chủ đề của chương trình, hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.com, email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua các Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, Bệnh viện Nhi đồng Thành phốRadio VOH để chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.
Trân trọng cảm ơn Nhãn hàng Hapacol - Giảm đau hạ sốt nhanh từ Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng chương trình.

Kỳ 1:

Trẻ bị sốt: Khi nào dùng thuốc, khi nào không dùng thuốc?

Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chia sẻ những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X