Hotline 24/7
08983-08983

Mùa hè, người bị rắn cắn gia tăng

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mùa hè là mùa rắn sinh sôi, phát triển nên trong vòng một tuần trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện.

1 tuần, 8 ca bị rắn độc cắn

Theo thông từ TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, trong một tuần trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Hiện, Trung tâm đang điều trị cho 8 ca bị rắn độc cắn.

Điển hình, một nam bệnh nhân L.V.H, 32 tuổi (Phú Thọ) nhập viện tối 14/5 vì bị rắn lục cắn. Người nhà bệnh nhân cho hay, anh H. bị một con rắn màu xanh to bằng đầu ngón tay trở cắn vào mặt trong bàn chân trái khi đi ngoài vườn. Sau đó có băng garo vết thương nhưng vẫn đau nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương rồi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Một trường hợp khác là anh N.V.Đ, 41 tuổi (Hưng Yên). Anh Đ. bị một con rắn hổ mang cắn vào ngón bàn tay phải trong khi dọn đống gạch cũ lâu ngày, sau đó bệnh nhân có băng garo và nặn máu vết cắn nhưng vẫn sưng nhiều, tấy đỏ. Anh được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từ Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hưng Yên.

Mùa hè, người bị rắn cắn gia tăngHình ảnh vết rắn cắn ở ngón cái bàn tay phải bị sưng đỏ, có dấu hiệu hoại tử. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai

Tháng 4 đến tháng 11, đề phòng rắn cắn

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, rắn cắn là một trong những ngộ độc hàng đầu, đặc biệt xảy ra nhiều từ tháng 4 đến tháng 11, vì đây là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc. Với mỗi loại rắn độc mà sẽ có những biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.

TS Trung Nguyên nhấn mạnh, khi bị rắn cắn đừng loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian mà hãy nhanh chóng sơ cứu đúng cách để làm mọc độc của rắn chậm lại và ít xâm nhập vào cơ thể hơn, sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân chần chừ, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp như tím tái, co cơ, khó thở… thì mới đưa đến bệnh viện, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Để giảm thiểu nguy cơ bị rắn cắn, cần nhớ: Thường xuyên cắt tỉa hàng rào, dọn cỏ và chặt bỏ các bụi cây trong vườn vì đây là những nơi rắn thường tới sống; Không để trả em chơi ở những vùng trống, cỏ cao; Luôn dùng kẹp khi di chuyển gỗ, bụi/bó cây, như vậy sẽ dễ dàng thấy được những con rắn ẩn nấp bên dưới; Khi đi qua những vùng cỏ cao, phải dùng một cây dài đánh động vùng phía trước để dọa chúng bò đi nơi khác; Mặc quần dài và mang ủng cao khi làm việc hay đi qua những vùng có thể có rắn; Đừng bao giờ cầm rắn trên tay, cho dù nó đã chết. Nếu bạn thấy một con rắn, hãy tránh xa nó ra; Ngủ trên võng khi đi cắm trại; Canh chừng rắn khi lội qua sông, hồ hoặc khi có lũ lụt.

6 bước sơ cứu khi bị rắn cắn

Nếu chẳng may bị rắn cắn, hãy thực hiện một số bước sơ cứu được TS Trung Nguyên hướng dẫn như sau:

1. Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng;

2. Không để bệnh nhân tự đi lại;

3. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn);

4. Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường;

5. Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động;

6. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X