Hotline 24/7
08983-08983

Một ngày nên ăn mấy quả cà chua?

Cà chua chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tăng mỡ máu…Tuy nhiên, việc ăn cà chua sao cho hợp lý và đem lại lợi ích cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Bạn đã bao giờ tự hỏi cà chua là trái cây hay một loại rau? Các nhà thực vật học phân loại cà chua là một loại quả vì chúng phát triển từ bầu nhụy của cây có hoa và chứa hạt.

Tuy nhiên, vì cà chua được chế biến giống như rau nên chúng thường được coi là một loại rau theo quan điểm ẩm thực.

Dù bằng cách nào, cà chua vẫn là một thực phẩm ngon và bổ dưỡng tốt cho sức khỏe của mọi người.

I. Lợi ích của cà chua là gì?

1. Chống ung thư

Cà chua chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp chống lại sự hình thành của các gốc tự do. Các gốc tự do là nguyên nhân gây ra ung thư.

Cà chua cũng chứa beta-carotene, Lycopene là một hợp chất thực vật, có liên quan đến việc ngăn ngừa sự phát triển của khối u trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

cà chua chống ung thưCà chua là một nguồn dồi dào của các hợp chất chống oxy hoá và vitamin C

2. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Hàm lượng chất xơ, kali, vitamin C và choline trong cà chua có vai trò giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cà chua cũng chứa folate giúp cân bằng mức homocysteine. Homocysteine ​​là một axit amin là kết quả của sự phân hủy protein. Nó được cho là làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc quản lý mức homocysteine ​​bằng folate làm giảm một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Bổ sung nhiều kali không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn được biết đến với công dụng bảo vệ cơ bắp chống lại sự suy giảm, duy trì mật độ khoáng của xương và giảm sản xuất sỏi thận.

3. Bệnh tiểu đường

Trong một cốc cà chua cung cấp khoảng 2 gam chất xơ. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường type I sử dụng chế độ ăn nhiều chất xơ có mức đường huyết thấp hơn, trong khi những người bị bệnh tiểu đường type II có thể cải thiện lượng đường trong máu, lipid và mức insulin.

4. Ngăn ngừa táo bón

Ăn thực phẩm chứa nhiều nước và chất xơ, chẳng hạn như cà chua, có thể giúp hydrat hóa và hỗ trợ nhu động ruột bình thường. Cà chua thường được mô tả như một loại trái cây nhuận tràng.

5. Cải thiện thị lực

cà chua bảo vệ thị lựcCà chua chứa chất Lycopene, chống oxy hóa và bảo vệ võng mạc mắt.

Cà chua là một nguồn giàu lycopene, lutein và beta-carotene. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ mắt chống lại các tổn thương do ánh sáng gây ra, sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD)..

6. Chăm sóc da

Collagen là một thành phần thiết yếu của da, tóc, móng tay và các mô liên kết. Thiếu collagen có thể có thể dẫn đến việc hình thành nếp nhăn, da chảy xệ, mụn và các tác động xấu khác đến sức khỏe của da.

Việc sản xuất collagen trong cơ thể phụ thuộc vào vitamin C. Trong khi đó cà chua lại chứa rất nhiều vitamin C giúp giảm và hạn chế các tình trạng trên.

7. Tốt cho phụ nữ mang thai

Bổ sung đầy đủ folate là cần thiết trước và trong khi mang thai để bảo vệ khỏi các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Axit folic là dạng tổng hợp của folate. Mặc dù phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên bổ sung axit folic, nhưng cà chua là một nguồn cung cấp folate tự nhiên tuyệt vời. Điều này cũng áp dụng tương tự cho những phụ nữ có thể mang thai trong tương lai gần.

II. Ăn bao nhiêu cà chua 1 ngày là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người lớn có thể ăn tối đa 200g - 300g cà chua chín mỗi ngày (tương đương 2 - 3 quả).

Đối với trẻ nhỏ, con số này sẽ giảm đi từ 50g - 100g/ ngày (từ 0,5 - 1 quả), do cà chua thường được dùng để chế biến thực phẩm cho bé hơn là ăn sống.

ăn cà chua bao nhiêuĂn cà chua vừa đủ theo khuyến cáo để đem lại lợi ích sức khỏe cao

Tuy nhiên, việc chọn lựa cà cách ăn cà chua sao cho hiệu quả cũng là vấn đề cần được quan tâm. Dưới đây là những ưu ý bạn cần biết, bao gồm:

1. Không ăn cà chua xanh

Trong cà chua chín chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể, nhưng ngược lại cà chua xanh lại mang hàm lượng lớn alkaloid - một chất độc nguy hiểm có thể gây ngộ độc thực  phẩm. Do đó, bạn tuyệt đối không nên sử dụng cà chua xanh để ăn sống hoặc chế biến món ăn.

2. Không ăn hạt cà chua

Ăn hạt cà chua sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa các chất ảnh hưởng chức năng của dạ dày và đường ruột. Bởi hạt cà chua rất khó hoặc không thể phân hủy khi đưa vào cơ thể, từ khó khiến bạn khó tiêu hóa hơn.

3. Không ăn cà chua khi đói

Cà chua có chứa pectin dễ phản ứng với axit trong niêm mạc ruột và dạ dày hình thành nên cục máu đông, cản trở hệ tiêu hóa của bạn. Vì vậy, ăn cà chua khi đói rất có hại cho cơ thể.

4. Không ăn cà chua chế biến nhiều lần

Cà chua khi bị chế biến nhiều lần sẽ bị mất dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc cho người ăn. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không nên hâm nóng thức ăn có chứa cà chua quá nhiều.

5. Không kết hợp cà chua với một số loại thực phẩm

Cà chua kỵ với một số thực phẩm như khoai tây, cà rốt, dưa leo… do lượng vitamin C ở trong cà chua dễ bị phá hủy với emzym catabolic ở dưa chuột. Trong một số trường hợp đặc biệt, nó có thể gây ra các tác dụng phụ hiếm gặp như đau bụng, tiêu chảy.

6. Không ăn cà chua khi uống rượu bia

Nếu ăn cà chua trong lúc uống rượu, bia thì chất axit tannuic có trong cà chua sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, tắc nghẽn đường ruột. Do đó, không ăn cà chua nếu bạn sử dụng đồ uống có cồn.

7. Không nên ăn cà chua nếu mắc một số chứng bệnh

Theo các chuyên gia, những người đang điều trị bệnh dạ dày, viêm đại tràng cấp tính, sỏi thận… thì tuyệt đối không được ăn cà chua vì nó có thể làm bệnh tiến triển xấu đi. Ngoài ra, vitamin K ở trong cà chua cũng sẽ gây tác dụng phụ với những người đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X