Hotline 24/7
08983-08983

Mời đón xem livestream: Xơ phổi hậu COVID-19, giải pháp nào giúp phục hồi chức năng phổi hiệu quả?

Xơ phổi hậu COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe mà còn như “giọt nước tràn ly” khiến người bệnh dễ rơi vào mất ngủ, trầm cảm khi không tìm giải pháp khắc phục. Nên làm gì nếu bạn phát hiện bị tổn thương phổi, xơ phổi hậu COVID-19? Câu trả lời sẽ có trong chương trình livestream phát sóng lúc 20g, thứ 6, ngày 28/1/2022 trên AloBacsi.

1. Vì sao phổi bị xơ hóa hậu COVID-19?

Sau khi khỏi COVID-19, bạn vẫn thấy cơ thể không khỏe, lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, đi hay chạy vài bước đã cảm thấy kiệt sức - phải dừng lại để thở? Thậm chí, bạn còn chịu những cơn ho kéo dài như muốn thổi tung lá phổi ra ngoài?

Thực tế, tình trạng này không còn là vấn đề xa lạ với các “cựu” F0. SARS-CoV-2 thường tấn công mạnh mẽ nhất vào phổi người bệnh, gây ra các tổn thương. Dù những tổn thương này đã được chữa lành nhưng cũng sẽ để lại các mô xơ, gây sẹo rải rác ở phổi.

Mặt khác, khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các cytokine gây viêm ức chế virus. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của một số người phản ứng thái quá, khiến tình trạng viêm ồ ạt (cơn bão cytokine) tấn công ngược lại cơ thể, làm các cơ quan nội tạng suy kiệt, nghiêm trọng hơn khiến bệnh nhân tử vong. Nếu người bệnh vượt được cơn bão thì chức năng một số cơ quan bị tổn thương cũng suy giảm. Xơ phổi chính là một hậu quả của cơn bão cytokine.

Di chứng lâu dài của COVID-19 tại phổi. Theo tác giả Harry Crook.BMJ 2021;374:n1648.

2. Xơ phổi hậu COVID-19, có thường gặp?

Theo các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận, hai trong số các biểu hiện hô hấp phổ biến nhất của COVID-19 là giảm đáng kể khả năng khuếch tán của phổi (DLCO) và tổn thương mô kẽ phổi kèm theo.

Một năm sau khi mắc COVID-19 mức độ vừa phải, tỷ lệ suy giảm DLCO và tổn thương phổi dai dẳng vẫn vượt quá 30%, và một phần ba số bệnh nhân bị suy giảm DLCO nặng và tổn thương phổi xơ. Các biến chứng hô hấp dai dẳng có thể gây ra tỷ lệ mắc bệnh đáng kể cho dân số, tàn tật lâu dài, và thậm chí tử vong do quá trình xơ hóa phổi.

Tỷ lệ mắc bệnh xơ phổi do COVID-19 gây ra bởi COVID-19 có thể được ước tính dựa trên một nghiên cứu quan sát kéo dài 15 năm về bệnh lý phổi sau SARS. Hầu hết bệnh nhân SARS với tổn thương phổi xơ hóa đều hồi phục trong năm đầu tiên và sau đó vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong 20% ​​trường hợp, sự tiến triển xơ hóa đáng kể được tìm thấy trong 5-10 năm.

Dựa trên những dữ liệu này, tỷ lệ mắc bệnh xơ phổi sau COVID-19 có thể được ước tính vào khoảng 2-6% sau khi mắc bệnh mức độ vừa. Tệ hơn nữa, có những lý do để tin rằng xơ hóa có thể trở thành một trong những biến chứng dài hạn chính của COVID-19, ngay cả ở những người không có triệu chứng.

Hình ảnh CT bệnh nhân bị di chứng viêm phổi COVID-19. Theo tác giả Mandeep Garg. Tạp chí Quốc tế về Y học Đa khoa 2021: 14 2491–2506.

Thực tế, ở Việt Nam, chỉ riêng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, tỷ lệ bệnh nhân gặp vấn đề tổn thương phổi ở mức 20% trong số khoảng gần 4.000 bệnh nhân khám hậu COVID-19. Trong các triệu chứng hậu COVID-19 thì khó thở là triệu chứng phổ biến, khoảng 50% bệnh nhân mắc triệu chứng này. Tuy nhiên, tỷ lệ nhỏ bệnh nhân không triệu chứng hậu COVID-19, không khó thở nhưng phổi vẫn bị xơ hóa nhẹ. Ngược lại nhiều bệnh nhân không có tổn thương phổi nhưng vẫn khó thở.

3. Giải pháp nào phục hồi phổi hiệu quả sau COVID-19?

Theo các chuyên gia, nếu xơ phổi mới, tổn thương ít thì không nguy hiểm, bệnh nhân xuất viện được điều trị kịp thời sẽ hồi phục nhanh, hoàn toàn trong vài tháng. Trường hợp không can thiệp thì xơ phổi có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí vĩnh viễn.

Nếu xơ phổi nhiều có thể gây các bệnh lý nghiêm trọng khác, như ảnh hưởng đến trao đổi khí thì bệnh nhân sẽ bị suy hô hấp; tăng áp lực động mạch phổi dẫn đến tâm phế mạn (tim phải phì đại do bệnh mạn tính ở phổi).

Do đó, điều quan trọng là nhận biết kịp thời xơ phổi để hạn chế các biến cố do tình trạng này đem đến. Nhiều câu hỏi đặt ra:

  • Đâu là những tổn thương phổi có thể gặp phải hậu COVID-19?
  • Dấu hiệu nào cảnh báo phổi xơ hóa hậu COVID-19?
  • Giải pháp nào phục hồi chức năng phổi hiệu quả sau COVID-19?

Tất cả những thắc mắc này sẽ được BS Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Xơ hóa phổi và phục hồi chức năng phổi sau COVID-19”.

Chương trình sẽ được phát sóng trên vào lúc 20g, thứ 6, ngày 28/1/2022 trên Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, Youtube AloBacsi và Website AloBacsi.com.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi và băn khoăn về vấn đề này hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.vn, email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.

Cảm ơn Nhãn hàng Bảo Phế Vương có chứa fibrolysin - Dùng cho người khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X