Hotline 24/7
08983-08983

Mẹ bầu căng thẳng, con có nguy cơ "sinh sớm" và "nhẹ cân"

Căng thẳng trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của em bé và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm tới em bé trong tương lai.

Gây sinh sớm và nhẹ cân: Căng thẳng làm tăng sản xuất hormone giải phóng corticotropin (CRH). Ở phụ nữ mang thai, CRH ảnh hưởng đến thời gian mang thai và sự trưởng thành của thai nhi. Mức CRH càng cao, thời gian sinh càng sớm. Mọi người thường nghĩ rằng để ngăn ngừa sinh non, bà bầu cần tránh căng thẳng trong 3 tháng cuối mang thai. Tuy nhiên, thực tế, việc sinh non bị kích thích bởi sự gia tăng sớm của CRH, gây ra bởi căng thẳng trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Ảnh hưởng đến chỉ số IQ và phát triển trí não: Các nhà khoa học phát hiện ra rằng mức cortisol cao có thể làm giảm chỉ số IQ của trẻ. Thông thường, nhau thai sản xuất các enzym phá vỡ cortisol, nhưng nó sẽ không sản xuất đủ nếu bà bầu bị căng thẳng quá mức hoặc trong thời gian dài. Ngoài ra, căng thẳng trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của em bé. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học tại Đại học Wayne State (Mỹ) cho thấy căng thẳng ở mẹ cản trở sự kết nối giữa não bộ và hệ thống chức năng thần kinh, khiến nó kém hiệu quả hơn. Tiểu não, trung tâm đối phó với căng thẳng là một trong những bộ phận hình thành đầu tiên, khiến thai nhi nhạy cảm với căng thẳng từ rất sớm.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Gây ra các vấn đề về giấc ngủ: Không chỉ tác động đến sự phát triển của thai nhi, tâm trạng của người mẹ còn cản trở giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ sau khi sinh ra. Các nhà khoa học đã tiến hành đo thời gian ngủ và tần suất thức dậy trong đêm của các bé ở độ tuổi 6, 18 và 30 tháng. Kết quả cho thấy những đứa trẻ có mẹ bị stress khi mang thai gặp vấn đề về giấc ngủ lúc 18 và 30 tháng. Điều này xảy ra do cortisol truyền qua nhau thai, ảnh hưởng đến vùng não chịu trách nhiệm ổn định nhịp sinh học của em bé.

Ảnh hưởng sức khỏe tổng thể: Nhiều nghiên cứu phát hiện nguy cơ nhiễm trùng sớm và rối loạn tâm thần ở trẻ em bị căng thẳng trong bụng mẹ cao hơn. Ngoài ra, những vấn đề khác có thể xảy ra liên quan đến mắt, tai, tiêu hóa, hô hấp, da, cơ xương khớp, tuần hoàn và bệnh về cơ quan sinh dục. Nó góp phần phát triển bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ sau này. Một liên kết cũng được phát hiện giữa căng thẳng và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Trong trường hợp này, ảnh hưởng của stress lớn hơn rất nhiều so với người mẹ mang thai hút thuốc.

Tăng mức độ sợ hãi và lo lắng của trẻ: Tiến sĩ tâm lý học Elysia Davis thuộc Đại học Denver (Mỹ) cho biết mức độ cortisol cao ở phụ nữ mang thai khiến trẻ dễ bị căng thẳng trong tương lai. Điều này xuất hiện gần như ngay lập tức khi bác sĩ lấy máu của trẻ sơ sinh. Những em bé tiếp xúc với cortisol cao ở mẹ có phản ứng căng thẳng nhiều hơn. Đến thời điểm tập đi, chúng trải qua nỗi sợ hãi khi tiếp xúc với những thử thách đơn giản như nhìn thấy người lạ bước vào phòng hoặc có quả bóng lăn về phía chúng. Thông thường, trẻ em sẽ vui vẻ tham gia trò chơi, những đứa trẻ bị căng thẳng sẽ sợ hãi hoặc chạy đến người thân để cảm thấy an toàn trở lại. Các bà mẹ cũng nhận thấy rằng những đứa trẻ này sẽ có mức độ lo lắng dữ dội hơn nhiều bạn khác ở lứa tuổi mẫu giáo, tuổi đi học và chúng sẽ sợ đi học.

Theo Zing

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X