Hotline 24/7
08983-08983

Mất ngủ vì COVID-19, bạn đã biết cách cải thiện?

BS Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM cho biết, thời gian gần đây, khoảng 1/4 câu hỏi bác sĩ nhận được đều liên quan đến vấn đề khó ngủ ở F0 và F0 lành bệnh. Dưới đây là những lời khuyên đến từ BS Khanh giúp quý bệnh nhân có thể giảm stress và được giấc ngủ ngon.

Hiện, có nhiều người đang yên đang lành thấy 2 vạch hay đang ổn định xét nghiệm thấy CT thấp “bèn” mất ngủ thì đây hoàn toàn là do tâm lý.

Nằm bệnh viện, lo lắng, bơ vơ, ồn ào, nóng nực đương nhiên là khó ngủ. Mong các nhân viên y tế quan tâm vấn đề này.

Ở nhà cũng khó ngủ, có người khó ngủ đến mức "sợ buổi tối", càng sợ càng khó ngủ. Có người nằm xuống ngộp thở, tức ngực "sợ thiếu oxygen" khi ngủ càng thêm khó ngủ. Thật là khổ sở, càng khổ càng khó ngủ, một vòng lẩn quẩn.… VẬY GIẢI QUYẾT ĐƯỢC KHÔNG?

BS Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM

Thứ 1, chính bản thân bạn có thể sẽ tự giải quyết được vấn đề này (đa số là như vậy và đủ vượt qua nhẹ nhàng) sự động viên của người thân, một cuộc nói chuyện với chuyên gia cũng sẽ giúp bạn vượt qua.

Thứ 2, chuẩn bị cho giấc ngủ “sạch”

  • Hạn chế cà phê, thuốc lá. Không tập thể dục 2h trước ngủ. Không làm việc quá sức 2h trước ngủ.
  • Không ăn quá no buổi tối.
  • Phòng ngủ đủ tối, không tivi, tắt điện thoại nếu được, không đọc tin tức nhất là chuyện về COVID, mở máy lạnh khi ngủ (25, 26 độ)
  • Âm nhạc nhẹ nhàng, âm thanh nhẹ đều nhưng không cố gắng nghe.
  • Ngủ đúng giờ, thức đúng giờ.
  • Đừng bao giờ coi đồng hồ khi thức giấc xem ngủ được bao nhiêu phút, thức giấc thì ngủ lại.
  • Đừng quá lo lắng tại sao không ngủ được vì sẽ không có lợi gì.

Thứ 3, giải quyết các nguyên nhân do bệnh mà mất ngủ

  • Sốt, đau… hãy uống thuốc chứ đừng chịu đựng.
  • Ngộp thở, đau thắt họng thì tập thở, uống nước ấm. Đừng chăm chăm nhìn đo SPO2, một lần trên 92 là được. Nằm đầu hơi cao, kê gối dưới kheo chân.
  • Nếu thấy đói thì ăn nhẹ, nếu thấy khát thì uống nước ấm, thấy khô họng thì ăn sữa chua rồi đi ngủ
  • Nếu giật mình vì giấc mơ xấu thì đừng nhớ lại giấc mơ mà NÊN suy nghĩ về điều mình muốn ở thời điểm cuối cùng của giấc mơ (không phân tích lung tung).
  • Cần thì uống thuốc, đừng suy nghĩ uống thuốc sẽ xấu cho sức khỏe, đừng suy nghĩ thuốc này sẽ gây nghiện vì đây là hiện tượng tạm thời rồi cũng sẽ qua.
  • Khó quá thì khám bệnh, đừng lo lắng khi được chẩn đoán trầm cảm, rối loạn lo âu. Vì từ chối hay không chấp nhận chẩn đoán thì càng khó chữa.

CHÚC NHỮNG NGƯỜI MẤT NGỦ VÌ COVID SẼ NGỦ BÌNH THƯỜNG.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X