Hotline 24/7
08983-08983

Lý do nàng thường bị tiêu chảy trong ngày "dâu rụng"

Trên thực tế, có rất nhiều cô nàng đã gặp phải tình trạng này trong ngày đèn đỏ nhưng lại không biết nên làm thế nào để kiểm soát chúng hiệu quả.

Những ngày đèn đỏ tới luôn kéo theo nỗi ám ảnh về tình trạng chuột rút, mệt mỏi, đau bụng, đau đầu, đau lưng... cùng hàng loạt triệu chứng về thể chất lẫn tinh thần khác mà hội con gái có thể gặp phải. Tuy nhiên, có một điều mà rất nhiều cô nàng lại ngại không dám chia sẻ vì nó hơi tế nhị một chút. Đó là triệu chứng tiêu chảy do sự thay đổi của "chất thải" trong mỗi kỳ kinh nguyệt.
Nguồn: Womansday

Trên thực tế, bạn không cần quá lo ngại khi gặp phải triệu chứng này trong ngày dâu rụng. Bác sĩ Lois McGuire từ Tổ chức Y tế Mayo Clinic cho biết, bà từng gặp rất nhiều trường hợp bị tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt nhưng không phải ai cũng biết cách kiểm soát tình trạng này.

Thay đổi "chất thải" trong kỳ đèn đỏ có thể là do nồng độ progesterone và co bóp ở tử cung.

Theo lý thuyết, phân sẽ thay đổi trong những ngày đèn đỏ và nó có liên quan mật thiết tới nồng độ progesterone (một trong những hormone giới tính có liên quan đến kinh nguyệt và mang thai). Trong giai đoạn trước khi kỳ kinh nguyệt diễn ra, mức progesterone trong cơ thể con gái thường tăng cao hơn. Bác sĩ Lois McGuire lý giải cho điều này như sau: "Progesterone làm quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, từ đó khiến các cô gái thường gặp phải tình trạng táo bón vào những ngày trước đó. Sau đó, họ sẽ đi tiểu nhiều và gặp phải tình trạng tiêu chảy ngay khi mức progesterone giảm xuống trong kỳ kinh nguyệt".

Nguyên nhân thứ hai có liên quan tới sự co bóp ở tử cung của bạn. Khi mức progesterone giảm xuống, tử cung sẽ loại bỏ niêm mạc (tạo ra máu trong một kỳ kinh nguyệt). Prostaglandin là những chất nội tiết có liên quan đến tình trạng đau và sưng viêm, từ đó làm các cơ ở tử cung bị co bóp lại. Theo bác sĩ Lois McGuire, prostaglandin có tác dụng nhuận tràng nên các chuyên gia cũng tin rằng, nó chính là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt.

Có cách nào để kiểm soát "chất thải" cả trước và trong kỳ kinh nguyệt không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Hilary Shaw cho biết, nếu bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như yến mạch, các loại đậu, khoai lang, táo, xoài, mận, đào, kiwi... thì tình trạng táo bón hay tiêu chảy cả trước và trong kỳ kinh nguyệt có thể sẽ ít xuất hiện hơn. Ngược lại, những loại thức ăn thô và chứa chất xơ không hòa tan lại chỉ làm cho tình trạng táo bón diễn ra nặng nề hơn. Vì vậy, bạn nên cắt giảm những loại thực phẩm này trong kỳ kinh nguyệt để kiểm soát phân tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm một số loại thuốc nhưng nhớ là hãy tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn, tránh để xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Trong một số trường hợp, bạn nên trực tiếp tới gặp bác sĩ để kiểm tra

Bác sĩ Lois McGuire cho biết, tình trạng tiêu chảy hay táo bón trong ngày đèn đỏ thường không đáng lo ngại nhưng nếu bạn gặp phải hiện tượng đau nhức và chuột rút đi kèm thì nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ ngay. Trong trường hợp bị đau bụng kinh và tiêu chảy thì nhiều khả năng là bạn đã mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, những người mắc hội chứng ruột kích thích cũng có thể gặp phải triệu chứng tiêu chảy, táo bón trong kỳ "đèn đỏ.

Qua đây, có thể thấy là tình trạng tiêu chảy diễn ra trong kỳ kinh nguyệt là điều hết sức bình thường. Nếu muốn kiểm soát điều này thì nên chú ý nhiều hơn tới những lối sống sinh hoạt lành mạnh là có thể hạn chế việc phải chạy vào nhà vệ sinh thường xuyên trong khoảng thời gian này.

Theo Kênh 14

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X