Hotline 24/7
08983-08983

Lưu ý dinh dưỡng để đối phó tình trạng trẻ thường xuyên bị bệnh đi bệnh lại

Bệnh nhiễm trùng là cuộc chiến không hồi kết giữa con người và các vi sinh vật bởi chúng liên tục biến đổi tạo ra chủng mới. Trong các giải pháp, dinh dưỡng đóng vai trò “chìa khóa” quan trọng để tăng cường miễn dịch chủ động của cơ thể, mở ra cơ hội chiến thắng bệnh nhiễm trùng.

Gia tăng nhiều bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ em

“Dịch chồng dịch” là cụm từ được cảnh báo nhiều nhất thời gian qua. Trong đó, trẻ em là đối tượng nhạy cảm và có nguy cơ mắc bệnh lớn. Từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội có khoảng 1200 ca mắc bệnh tay chân miệng - tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2021. [1] Tháng 5 vừa qua Norovirus chính là virus lạ khiến hàng loạt trẻ em bị tiêu chảy, sốt, nôn ói. Tháng 6, 7, bệnh cúm A ở trẻ gia tăng bất thường vào mùa hè trong khi đây là bệnh lý thường xuất hiện vào mùa đông xuân.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam: “Bệnh truyền nhiễm hiện nay diễn biến phức tạp, không theo mùa. Người ta không gọi là bệnh truyền nhiễm chung nữa mà phân loại ra là bệnh truyền nhiễm mới nổi và bệnh truyền nhiễm tái nổi. Trước đây, bệnh cúm thường vào giữa mùa đông, nhưng hiện nay, giữa mùa hè cúm cũng xuất hiện nhiều”.

Tốc độ biến chủng của vi sinh vật nhanh hơn sự hiểu biết giới hạn của con người

Một trong những nguyên nhân khiến các bệnh nhiễm trùng bùng phát mạnh là do tốc độ biến chủng của vi khuẩn, virus nhanh hơn, nguy hiểm hơn, vượt ngoài tầm kiểm soát của con người. Một minh chứng rõ nhất cho vấn đề này là dịch Covid 19 vừa qua. Virus biến chủng liên tục và con người mất rất nhiều thời gian để khống chế được dịch và hơn 3 năm đó cả thế giới đã tổn thất nhất rất nhiều người và tài sản. Cho đến nay, khi dịch tạm thời được khống chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong tương lai.

Nguy hiểm hơn, 10 năm qua chưa có kháng sinh mới ra đời. Tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới hiện không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc.[2]

GS.TS Nguyễn Văn Kính tại hội thảo “Dinh dưỡng trong tăng cường miễn dịch Nhi khoa

Và trong buổi hội thảo chủ đề “Dinh dưỡng trong tăng cường miễn dịch nhi khoa” do Chi hội Dinh dưỡng Nhi khoa thực hiện vào ngày 20/8 tại Viện Dinh dưỡng Quốc Gia.

GS.TS Nguyễn Văn Kính cho biết: Để đối phó với sự gia tăng của các bệnh lý nhiễm trùng thì chắc chắn tăng cường miễn dịch cho trẻ là yếu tố quan trọng, trong đó dinh dưỡng là yếu tố then chốt.

Dinh dưỡng - "Vũ khí " phải đi trước không để bệnh mới tìm cách bổ sung

Trong giải pháp tổng thể, dinh dưỡng đóng vai trò “chìa khóa” quan trọng. Tuy nhiên, muốn tăng cường miễn dịch bằng  giải pháp dinh dưỡng đạt hiệu quả cao thì cần thời gian. Điều này có nghĩa là, nếu để đến khi con trẻ mắc bệnh mới “chăm chút” cho dinh dưỡng và bổ sung là không kịp thời. Do đó, dinh dưỡng cần thiết nhưng quan trọng là nên chuẩn bị càng sớm càng tốt, không nên để bị động, đến khi có nguy cơ mắc bệnh hoặc mắc bệnh mới quan tâm.

Theo TS.BS Phan Bích Nga - Trưởng khoa Khám Trẻ em (Viện Dinh dưỡng): Khả năng tăng cường miễn dịch được chi phối bởi một số yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố về dinh dưỡng bởi chính dinh dưỡng cung cấp các chất thiết yếu tham gia vào hệ thống miễn dịch cơ thể đặc biệt là vi chất sắt và kẽm.

Tại buổi hội thảo chuyên gia cho biết: Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm.

Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì Kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng), từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, chống lại bệnh nhiễm trùng.

Quan trọng như vậy nhưng trẻ em đang thiếu kẽm và sắt rất cao. Và thống kê của Viện dinh dưỡng gần đây nhất tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm ở mức trầm trọng lên 60%, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt, đặc biệt thiếu Kẽm thường đi đôi thiếu sắt và ngược lại

TS.BS Phan Bích Nga trình bày về “Vi chất dinh dưỡng trong tăng cường miễn dịch Nhi khoa”

TS.BS Phan Bích Nga cho biết: Các chiến lược trong thời gian tới phải nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng - điển hình là Kẽm và Sắt để đối phó với nguy cơ dịch bệnh diễn biến phức tạp trong tương lai.

Đặc biệt, theo nghiên cứu của tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu kẽm và sắt cho trẻ. Vì vậy, để đảm bảo đủ lượng kẽm, sắt cho nhu cầu hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch thì cha mẹ nên bổ sung cho trẻ bằng sản phẩm dạng lỏng dễ uống, dễ hấp thu như TBVSK Fitobimbi Ferro C - Sản phẩm được đề cập nhật trong phác đồ dự phòng kẽm sắt cho nhu cầu hàng ngày của trẻ của Viện dinh dưỡng quốc gia.

Sản phẩm với thành phần chính là sắt gluconate, kẽm gluconate - dạng hữu cơ kết hợp cùng đồng gluconate, vitamin B12, hoa cúc Đức và quả sơ ri giàu vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu và bảo vệ sắt kẽm một cách tối ưu. Từ đó hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng ốm vặt, giảm nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lý nhiễm trùng.

Fitobimbi Ferro C bào chế ở dạng siro vị ngọt thanh dễ uống, không có mùi tanh của sắt, không vị chát của kẽm nên trẻ rất dễ tiếp nhận.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn cGMP, ISO 9001, ISO 13485, ISO 22000 nên tính đồng đều cao, ổn định về hàm lượng dược chất. Đặc biệt, sản phẩm không chứa gluten, không chứa lactose nên không gây dị ứng, không gây tác dụng phụ cho trẻ khi sử dụng. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy, và được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Delap.

Để tìm hiểu về biện pháp bổ sung sắt, kẽm cho bé cũng như thông tin về TPBVSK Fitobimbi Ferro C, mẹ vui lòng gọi đến hotline 18008070.

Thông tin liên hệ:

Website: https://fitobimbi.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/fitobimbivichat

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X