Hotline 24/7
08983-08983

Lo lắng vào buổi sáng, vì sao vậy?

Không phải ai cũng thức dậy vào buổi sáng sớm trong trạng thái thoải mái và khỏe khoắn. Một số người bắt đầu ngày mới với cảm giác lo lắng, bồn chồn. Vì sao vậy?

Reena B. Patel, một nhà tâm lý học và tác giả cuốn sách “Winne & Her Worries”, cho biết: “Thỉnh thoảng mỗi cá nhân cảm thấy hồi hộp trong buổi sáng vì các lý do: thuyết trình, phỏng vấn xin việc, kiểm tra và hẹn gặp người mới…”.

Tuy nhiên, khi tình trạng hồi hộp kéo dài ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân. Alex Dimitriu, một bác sĩ chuyên về ngủ và người thành lập hội Menlo Park Psychiatry & Sleep Medicine ở bang California, nói: “Theo kinh nghiệm của tôi, hiện tượng lo lắng xảy ra nhiều vào buổi sáng. Dữ liệu bị trộn với một số nghiên cứu chuyên về nỗi lo âu khác trong ngày”. Tờ báo Huffpost trích lời từ bác sĩ này.

Sau đây là một số nguyên nhân khiến một người lo lắng vào sáng sớm.

1. Chất cortisol tăng mạnh vào buổi sáng

Theo ông Dimitriu, một số nỗi lo âu sẽ khiến hàm lượng cortisol tăng mạnh khi thức dậy.

Ông Dimitriu giải thích: “Mức độ serum cortisol thường ở mức cao vào buổi sáng. Đây là thành phần kích hoạt não sau giấc ngủ (giống như vi tính)”.

Trong khi điều này hoàn toàn bình thường, có thể đây là thử thách khi chúng ta đối mặt với lo âu hay căng thẳng. Ông Dimitriu khẳng định: “Một người lo âu hay căng thẳng, mức độ cortisol sẽ tăng mạnh và nó sẽ đạt đỉnh cao hơn vào buổi sáng”.

2. Thói quen ngủ cũng là nguyên nhân

Mọi người cần tạo cho mình giờ ngủ hợp lý.

Ông Dimitriu nhấn mạnh: “Hệ thống sinh học đóng vai trò quan trọng cảm xúc lo lắng chẳng hạn như triệu chứng hoảng hốt. Trong một số nghiên cứu, nhiều người lo lắng hơn vào sáng lẫn chiều. Nguyên nhân khiến triệu chứng hốt hoảng trở nên tồi tệ hơn vào sáng lẫn chiều vì chất cortisol tăng mạnh trong hệ thống sinh học. Các hormones lo lắng khác tăng đột biến cũng có thể là nguyên nhân”.

Hiện tượng căng thẳng kéo dài cũng sẽ khiến một người hốt hoảng khi đồng hồ báo hiệu một tuần mới. Ông Dimitriu nhận xét: “Nếu một người hốt hoảng vào sáng thứ hai, nó sẽ là thời điểm gây đau tim”.

Áp lực công việc, đến cơ sở đúng giờ và lệch múi giờ do thay đổi giờ ngủ cuối tuần sẽ gây ra nhiều biến cố về tim mạch.

3. Sức khỏe tâm thần đóng vai trò quan trọng

Lyndon J. Aguiar, một nhà tâm lý học lâm sàng và giám đốc lâm sàng Trung tâm Y tế Williamsville ở bang Virginia, cho biết sức khỏe tinh thần có thể sẽ quyết định khoảnh khắc lo lắng trong cơ thể một người.

Ông Aguiar nhận định: “Giấc ngủ kém, chế độ dinh dưỡng không khoa học và không biết cách kiểm soát tình trạng căng thẳng khiến người đó lo lắng vào buổi sáng”.

4. Cách kiểm soát tình trạng lo lắng vào sáng sớm

Một người cảm thấy lo lắng, bồn chồn, hay dễ bị hoảng hốt cần đi gặp bác sĩ chuyên về tâm thần. Theo bà Patel, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe và gây tác động xấu lên kế hoạch cho ngày hôm ấy.

Ông Aguiar cho rằng khởi đầu bằng nhật ký ghi lại trải nghiệm là cách tốt. Ông nói: “Theo dõi sự thành công, thử thách và tương tác giữa cá nhân trong ngày để theo dõi xu hướng xuất hiện trước khi người đó lo lắng vào sáng sớm”. Nhân viên y tế sẽ nắm rõ tình hình bệnh nhân hơn.

Công cụ nhanh để giải tỏa căng thẳng là thở bằng cơ hoành. Người bệnh cần thở bốn giây bằng mũi, nín thở bốn giây và thở ra bằng miệng trong 6 giây.

Bà Patel và ông Aguiar cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động giúp bản thân tịnh tâm. Ông Aguiar nhận thấy các bài tập kiểm soát căng thẳng như hình dung việc của mình, yoga, thả lỏng cơ sẽ mang lại nhiều lợi ích. Họ khuyên nên tập thể dục ngoài trời đã cải thiện cảm xúc.

Bà Patel khuyên ta nên giữ thói quen thường làm vào sáng và tối. Bà cho rằng: “Cơ sở giảm bớt các tác hại khó lường”. Khi đi ngủ, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc sau:

  • Mỗi ngày ta cần đi ngủ đúng giờ
  • Rời mắt khỏi màn hình 30 phút trước giờ đi ngủ
  • Ghi các suy nghĩ tiêu cực xuống nhật ký
  • Thiền

Cuối cùng, hãy áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi của mình, bà Patel nói thêm: “Phương pháp nhận thức hành vi sẽ giúp ta suy nghĩ đúng hơn và ứng phó với stress”.

Trọng Dy (dịch)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X