Hotline 24/7
08983-08983

Liệt vận động sau đột quỵ, nguyên nhân và cách khắc phục?

Liệt vận động khiến bệnh nhân mất đi những hoạt động gì? Bệnh nhân nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm gì? Làm sao để bệnh nhân sau đột quỵ có thể giảm thiểu được tình trạng liệt vận động? ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh giải đáp vấn đề này.

1. Liệt vận động sau đột quỵ là gì?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh:

Sau đột quỵ, hệ thần kinh vận động sẽ bị tổn thương và chia thành 2 giai đoạn. Đa số giai đoạn đầu, người bệnh sẽ bị liệt mềm. Giai đoạn 2 là co cứng.

Thông thường là 2 giai đoạn nhưng tình trạng co cứng cũng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài ngày đột quỵ. Vị trí liệt sẽ tùy thuộc vào vị trí của đột quỵ.

Đột quỵ là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn. Trong khi đó, mạch máu lại có tác dụng nuôi cơ ở vùng tay, chân và cả cơ mặt. Nếu cục máu nhỏ gây tắc mạch nhỏ, người bệnh có thể bị liệt tay, liệt chân hoặc liệt mặt.

Nhưng có trường hợp tắc mạch lớn, bệnh nhân sẽ bị liệt cả người từ tay đến chân. Trong một số trường hợp, người bệnh bị tổn thương vùng thanh não, nó sẽ gây liệt hô hấp và phải nằm thở máy trong bệnh viện, ít khi bệnh nhân được về nhà.

2. Nguyên nhân gây liệt vận động sau đột quỵ

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh:

Tình trạng liệt vận động sau đột quỵ khá cao, khoảng 80% và có hai trường hợp. Một là tắc mạch, cục huyết khối đi từ tim lên trên não, đôi khi nó có thể xuất phát từ động mạch cổ hoặc ở vùng phía trên. Đó là nguyên nhân vì sao cục huyết khối có thể lây sang van tim.

Bệnh lý xơ vữa động mạch do mỡ máu, tiểu đường sẽ gây hình thành cục máu đông ở vị trí mạch máu. Đến một ngày, huyết khối đi lên não gây tắc mạch máu não. Tình trạng vỡ mạch máu xảy ra ở người lớn tuổi, bởi mạch máu của họ thường bị giòn, dễ vỡ.

Trường hợp thứ hai xảy ra ở người bị dị dạng mạch máu. Dị dạng mạch máu là do gene. Tình trạng đột quỵ ở người trẻ do xuất huyết não có liên quan đến dị dạng mạch máu. Bình thường mạch máu rất chắc, do một biến cố, cơ ở vùng đó không có và không có dây, mạch máu sẽ phình ra rồi vỡ gây tình trạng xuất huyết.

3. Các biến chứng xảy ra khi bệnh nhân đột quỵ nằm lâu?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh:

Thông thường sau khi bị đột quỵ, người bệnh nên vận động càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị đột quỵ họ không thể đi lại được nên phải cử động trên giường, xoay trở.

Biến chứng đầu tiên sau đột quỵ là loét, do người bệnh nằm ở một tư thế nên trọng lượng sẽ dồn lên mô (nằm giữa giường và cơ thể), còn gọi là trên đe dưới búa. Trên đe dưới búa sẽ làm cho mạch máu bị kém đi và lâu ngày tế bào ít chất dinh dưỡng sẽ chết dẫn đến tình trạng loét tì đè.Do đó, khi ngủ người bệnh nên xoay trở để tránh tình trạng loét tì đè.

Bệnh nhân đột quỵ không có khả năng tự xoay trở, chúng ta phải xoay trở cho họ một hay hai giờ hoặc mua nệm có máy bơm. Cứ khoảng nửa tiếng nó sẽ bơm ở vị trí khác nhau để thay đổi vị trí áp lực. Mỗi nơi bệnh nhân sẽ chịu áp lực trong nửa tiếng.

Thời gian còn lại, nó sẽ có máu nuôi. Đó là tác động chúng ta có thể làm khi vận động trên giường để ngừa tình trạng loét tì đè.Khi chúng ta vận động trong một hoặc hai ngày đầu, nó sẽ rút ngắn thời gian phục hồi.

Nếu chúng ta vận động càng sớm, khả năng phục hồi của bệnh nhân sẽ càng tốt và được nhiều. Vì vậy, tập vận động ngay trên giường bệnh rất quan trọng. Trong giai đoạn đầu, chúng ta có thể tập ngồi sau đó tập đi, đứng.

4. Phương pháp tốt nhất giúp bệnh nhân liệt vận động sau đột quỵ?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh:

Tập vật lý trị liệu là phương pháp tốt nhất. Bệnh nhân có thể tập vật lý trị liệu tại trung tâm hoặc tại nhà. Ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người nhà và bệnh nhân khi tỉnh. Bình thường bệnh nhân sẽ bị liệt một bên người và sử dụng bên còn lại hỗ trợ cho bên bị liệt.

Ví dụ như bị liệt bên này, họ có thể dùng tay bên lành nắm tay không liệt và tập. Tập chân tư thế ngồi rất dễ, chúng ta sẽ nhấc chân lên hay nhấc xuống. Nói chung, chúng ta sẽ dùng bên lành tập cho bên bệnh. Ngoài ra, người nhà có thể hỗ trợ thêm cho bệnh nhân bằng cách hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập.

Thứ hai là các tư thế người bệnh nhân có thể tự làm được. Ví dụ như hướng dẫn tư thế để bệnh nhân có thể tự xoay, ngồi dậy. Chúng ta có thể sử dụng thanh vịn để người bệnh tự ngồi dậy. Tập vật lý trị liệu càng nhiều thì mức độ phục hồi càng nhanh.

5. Bệnh nhân sau đột quỵ có hồi phục 100% hay không?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh:

Chúng ta sẽ có hai yếu tố: thứ nhất đó là vùng tổn thương. Vùng tổn thương càng nhiều, khả năng phục hồi sẽ càng kém. Thứ hai, tập càng sớm và thường xuyên thì khả năng phục hồi càng tốt.

Nếu chúng ta tập sớm và thường xuyên thì chúng ta có thể phục hồi trong 3 tháng một cách bình thường. Khoảng một năm sau, khả năng hoạt động lại bình thường là 70 đến 80%.

Vì vậy, việc tập luyện để phục hồi rất quan trọng.

6. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân liệt vận động như thế nào là hợp lý?

Trước hết, chúng ta sẽ đánh giá vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân. Chúng ta cần biết bệnh nhân đang dư cân hay đang bị suy dinh dưỡng. Vấn đề rối loạn mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp là yếu tố gây đột quỵ.

Chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn nếu họ bị béo phì hoặc bệnh nhân có tăng huyết áp, tiểu đường đi kèm.Chúng ta cần tư vấn cụ thể để bệnh nhân giảm cân, bệnh nhân tiểu đường ổn định đường huyết và dinh dưỡng làm sao để huyết áp không tăng.

Một số bệnh nhân đột quỵ lớn tuổi bị gầy, họ kén ăn. Trong trường hợp đó, chúng ta phải cho bệnh nhân thực phẩm cao năng lượng để lấy lại được cân nặng. Nếu họ suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng teo cơ. Khi bị teo cơ khả năng vận động sẽ gặp khó khăn.

Trong quá trình bệnh nhân nằm viện, chúng ta có thể tư vấn bác sĩ điều dưỡng. Tư vấn chế độ dinh dưỡng khi nằm viện là cách tốt nhất.

7. Cách phục hồi khả năng vận động sau đột quỵ

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh:

Vấn đề đau, tâm lý thường đi chung với nhau ở bệnh nhân đột quỵ. Bệnh nhân bị đau sau đột quỵ do đột quỵ ảnh hưởng đến thần kinh, nó khiến não luôn nghĩ về cơn đau. Đó là tổn thương về thần kinh gây đau.

Thứ hai là tình trạng liệt vận động cứng. Khi co cứng sẽ gây chèn ép lên mô cơ và xương gây đau. Trong trường hợp này, chúng ta phải kết hợp thuốc với vận động trị liệu.

Về tâm lý, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý của bệnh nhân. Thứ nhất, đó là tâm lý mặc cảm, bệnh nhân có cảm giác trở thành người bị tàn phế không làm được gì. Cơn đau cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân và đau là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trầm cảm, cho nên chúng ta phải giải quyết cơn đau.

Thứ ba đó là tâm lý ở người nhà xung quanh. Nếu người nhà xem người bệnh là một gánh nặng, nó cũng tạo áp lực tâm lý cho bệnh nhân. Vì vậy, tâm lý của bệnh nhân sẽ quyết định khả năng phục hồi. Nếu bệnh nhân không cố gắng tập, họ sẽ khó phục hồi. Việc bệnh nhân tự tập là vấn đề quan trọng, chúng ta cần tư vấn tâm lý hoặc có sự hỗ trợ của người nhà để bệnh nhân cố gắng tập.

Bên cạnh đó, người nhà cũng cần học cách chăm sóc, thực hiện những tư thế xoay trở người cho bệnh nhân, để giúp họ không bị chấn thương cơ xương khớp.

Tóm lại:

  • Chúng ta cần tập vận động càng sớm càng tốt do bác sĩ hướng dẫn và có sự hỗ trợ, tập luyện chủ động của người bệnh.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh tái phát đột quỵ, tăng sức cơ, tăng khả năng phục hồi của bệnh nhân.
  • Sự phối hợp của người nhà đặc biệt là trong việc giúp đỡ bệnh nhân phòng tránh các tai nạn khiến cho người nhà trở thành bệnh nhân kế tiếp.

Theo Trọng Dy (ghi)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X