Hotline 24/7
08983-08983

Lãnh sự quán Anh xin vào thăm bệnh nhân phi công

Nguồn tin từ Bộ Y tế cho biết Lãnh sự quán Anh tại TPHCM đã đề nghị được vào thăm bệnh nhân phi công (BN91) trong vài ngày tới.

Bệnh nhân phi công người Anh (bệnh nhân 91) là ca bệnh nặng nhất trong dịch COVID-19 tại Việt Nam, hiện đã trải qua gần 75 ngày điều trị, bệnh nhân đã tiến triển tốt, phổi cải thiện thêm, chức năng thận đã hồi phục.

Bệnh nhân đang tập vật lý trị liệu hai lần trong ngày. Chiến lược điều trị tiếp theo vẫn là tập trung chữa nhiễm trùng phổi và từng bước cai ECMO.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM đang nỗ lực để bệnh nhân có thể sống mà không phải ghép phổi.

Nguồn tin từ Bộ Y tế cho biết Lãnh sự quán Anh tại TP.HCM đã đề nghị được vào bệnh viện để thăm bệnh nhân 91 trong vài ngày tới.

Cơ quan chức năng của Anh tại Việt Nam cho biết người thân duy nhất của bệnh nhân tại Anh đang xúc tiến việc yêu cầu phía bảo hiểm chi trả phí điều trị và gia hạn bảo hiểm cho bệnh nhân.

Vì hợp đồng bảo hiểm giữa đơn vị đại diện tại Việt Nam cho công ty bệnh nhân có bảo hiểm đã hết từ ngày 20/5, còn bảo hiểm của bệnh nhân lại hết hạn vào ngày 1/6.

TPHCM kéo dài chiến dịch bổ sung vitamin A đến cuối tháng 6

Chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi tại TPHCM đã bắt đầu từ ngày 01/6/2020 và kéo dài đến trước ngày 26/6/2020.

Bổ sung vitamin A liều cao là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm phòng chống thiếu vitamin A ở trẻ em. Mỗi liều dự phòng có thể bảo vệ trẻ trong thời gian từ 4 - 6 tháng.

Các đơn vị tổ chức uống vitamin A liều cao phải đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc phân luồng tránh tập trung đông người, giữ khoảng cách an toàn. Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa tay, đeo khẩu trang. Khu vực chờ uống thuốc đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, khử khuẩn.

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sự tăng trưởng và bảo vệ cơ thể. Vitamin A giúp phòng ngừa bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, bảo vệ sự toàn vẹn của da và niêm mạc mắt, đường hô hấp, đường tiêu hóa,… làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với bệnh nhiễm trùng.

Dịch Ebola bùng phát khi COVID-19 chưa được dập tắt

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ghi nhận 9 người mắc Ebola, trong đó 5 người đã tử vong. 4 người còn lại (có con của bệnh nhân tử vong), đang được điều trị tại Bệnh viện Wangata, thành phố Mbandaka, Congo. 

"Đây là đợt bùng phát Ebola thứ 11 trên thế giới từ trước đến nay." - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo trên trang cá nhân.

Hiện chưa rõ nguồn lây nhiễm đầu tiên của Mbandaka, thành phố cách ổ dịch phía đông tới hơn 1.200 km. Trước đó, Congo đã ban bố lệnh hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan Covid-19. 

"Nước này cũng chiến đấu với Covid-19 và dịch sởi lớn nhất thế giới", WHO cho biết.

Congo đang nỗ lực dập dịch. Trong 21 ngày qua, ổ dịch này không ghi nhận thêm trường hợp nào. Vì đây cũng là thời gian ủ bệnh của Ebola, WHO cho rằng có thể đợt bùng phát đã được kiểm soát. Song WHO quyết định chờ thêm 12 ngày để chắc chắn không còn người nhiễm virus.

WHO cảnh báo kháng sinh chữa COVID-19 sẽ giết nhiều người hơn

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Đại dịch COVID-19 đang làm tăng việc sử dụng kháng sinh. Như vậy sẽ dẫn đến tỉ lệ kháng thuốc cao hơn, ảnh hưởng đến gánh nặng từ dịch bệnh và số người chết trong và sau dịch".

Theo WHO, chỉ một số ít bệnh nhân COVID-19 cần kháng sinh và tổ chức này đã ra hướng dẫn không sử dụng kháng sinh đối với bệnh nhân COVID-19 hoặc những người bệnh nhẹ nếu không có nghi ngờ nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, nhà dịch tễ học Maria Van Kerkhove và một số chuyên gia về virus, bệnh truyền nhiễm cho rằng tuyên bố của ông Zangrillo không có bằng chứng khoa học.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X