Hotline 24/7
08983-08983

Làm thế nào để biết bạn đang phục hồi sau đột quỵ đúng hướng?

Con đường phục hồi sẽ rất khó khăn đối với tất cả những người sống sót sau đột quỵ. Do đó, cần xác định rõ mục tiêu khôi phục mới giúp người bệnh mau lấy lại các chức năng của cơ thể đã mất.

I. Xác định mục tiêu phục hồi sau đột quỵ

Khi đột quỵ xảy ra, nguồn cung cấp máu cho não bị cắt đứt, dẫn đến tổn thương một số mô não. Tổn thương này gây ra các ảnh hưởng như suy giảm khả năng vận động, ngôn ngữ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Do đó, bước đầu cần xác định rõ mục tiêu của phục hồi chức năng đột quỵ là cải thiện những tác động này trong khả năng của bạn.

Quá trình phục hồi thường sẽ liên quan đến việc tập vật lý trị liệu để lấy lại chức năng vận động của cơ thể. Ngoài ra, còn có các liệu pháp quan trọng khác bao gồm liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp tâm lý...

Con đường hồi phục cũng thường kéo dài vì hầu hết bệnh nhân đều bị ảnh hưởng khá nặng sau đột quỵ. Điều quan trọng là phải theo dõi sát tiến trình trong nhật ký, nó có thể giúp bạn nhận thấy và ăn mừng trước những tiến bộ vượt trội của bản thân.

phục hồi sau đột quỵ Việc phục hồi sau đột quỵ giúp lấy lại các chức năng vận động, trí nhớ, khả năng nói,...

II. Dấu hiệu phục hồi sau đột quỵ

Dưới đây là một số dấu hiệu phục hồi sau đột quỵ phổ biến nhất:

1. Phục hồi nhanh trong vòng 3 tháng đầu tiên

Mỗi người sẽ có thời gian và tốc độ hồi phục sau đột quỵ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều đạt được mức phục hồi nhanh nhất trong 3 tháng đầu tiên. Sau đó, tiến độ này có thể bắt đầu chậm lại.

Nhưng hãy yên tâm rằng miễn là bạn vẫn tiếp tục phục hồi chức năng thường xuyên và đều đặn thì tiến trình cải thiện của bạn sẽ càng nhanh chóng hơn.

Hầu như tất cả mọi người đều trải qua điều này, do đó bạn đừng từ bỏ hy vọng sớm, mà hãy coi như đây là một thử thách của bản thân và cố gắng tiếp tục hơn nữa, bạn sẽ thấy kỳ tích xảy ra.

2. Tính độc lập ngày càng tăng

Sau một cơn đột quỵ, người sống sót có thể trở nên thụ động và phụ thuộc nhiều vào người khác để thực hiện các nhu cầu chăm sóc bản thân, như ăn uống hoặc tắm rửa.

Khi một người sống sót sau đột quỵ trở nên độc lập hơn với các hoạt động sống hàng ngày, đó được coi là một dấu hiệu tốt của sự phục hồi sau đột quỵ.

Hầu hết các bác sĩ đều coi tính độc lập này là mục tiêu chính của phục hồi chức năng sau đột quỵ. Vì khi một bệnh nhân bắt đầu cần ít sự trợ giúp hơn, đó là một dấu hiệu tuyệt vời và khả quan.

bắt chéo chânBắt chéo chân cũng là một dấu hiệu của việc phục hồi có hiệu quả

3. Khả năng bắt chéo chân sớm

Khả năng bắt chéo chân trong vòng 15 ngày sau khi đột quỵ được xem là dấu hiệu phục hồi tốt.

Bắt chéo chân có thể đánh dấu sự trở lại của cử động ở các chi, đây là một cột mốc quan trọng trong việc phục hồi.

Tuy nhiên, đây không phải là một phương pháp chính để đánh giá kết quả phục hồi sau đột quỵ, nhưng nó giúp cho các thành viên trong gia đình có thể biết người thân của họ đã vượt qua thử thách này hay chưa.

Ngoài ra, nếu trong 15 ngày sau một cơn đột quỵ bạn không thể bắt chéo chân thì điều này không có nghĩa là bạn sẽ phục hồi kém.

4. Buồn ngủ hoặc mệt mỏi

Buồn ngủ sau đột quỵ là dấu hiệu khá phổ biến. Vì sau khi bị chấn thương, não phải mất rất nhiều thời gian và năng lượng để chữa lành.

Khi não đang hồi phục sau đột quỵ, bệnh nhân có thể dễ bị mệt mỏi. Đây có thể là một dấu hiệu tốt của sự phục hồi, tức là bộ não đang làm việc chăm chỉ và cần được nghỉ ngơi để hồi phục.

Tuy nhiên hãy lắng nghe cơ thể và ngủ khi cơ thể bạn cần ngủ, chứ không nên ngủ quá nhiều hoặc ngủ bất kể thời gian, phá vỡ quy trình ngủ - thức bình thường. Vì tình trạng buồn ngủ quá mức cũng có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn đối với sức khỏe bản thân.

Trong cả hai trường hợp, tốt nhất bạn nên ghi nhật ký chi tiết về những gì đang xảy ra và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu.

buồn ngủ sau đột quỵBuồn ngủ cũng là điều đáng mừng trong việc phục hồi đột quỵ, nhưng không có nghĩa là buồn ngủ quá mức làm mất chu kỳ thức - ngủ.

5. Co giật cơ

Một dấu hiệu khác có thể chứng tỏ bạn cũng đang phục hồi sau đột quỵ đó là co giật cơ. Vì nó cho thấy tình trạng co cứng của bạn đang được cải thiện.

Co cứng là một tình trạng thường xảy ra sau đột quỵ khiến các cơ của cơ thể bị căng cứng lại. Khi tình trạng này được cải thiện, các cơ có thể bắt đầu co giật, đây là một dấu hiệu tốt của sự phục hồi.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ trị liệu của mình điều này xảy ra. Vì đôi khi co giật cơ cũng có thể là dấu hiệu của các biến chứng khác sau đột quỵ như run chẳng hạn.

6. Cảm xúc đau buồn

Đột quỵ có thể được xem là một sự kiện làm thay đổi cuộc đời của bệnh nhân, vì nó dẫn đến những biến chứng nặng hoặc di chứng vĩnh viễn. Điều này có thể đẩy một số người rơi vào cảnh đau buồn, vật vã.

Cảm xúc tiêu cực thường được coi là một điều xấu. Nhưng khi nói đến phục hồi đột quỵ,  những cảm xúc như tức giận và trầm cảm có thể được coi là dấu hiệu phục hồi sau đột quỵ.

Bởi vì khi những người sống sót sau đột quỵ trải qua những cảm xúc này, cũng có nghĩa là họ đã tiến gần hơn một bước tới giai đoạn cuối cùng đó là chấp nhận.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn luôn được hỗ trợ và không bị mắc kẹt trong những cơn tức giận hoặc trầm cảm quá lâu. Do đó, việc tham gia các hội nhóm những người đột quỵ hoặc nhận sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý sẽ rất hữu ích cho việc phục hồi.

III. Mẹo để tăng cường phục hồi sau đột quỵ

Bệnh nhân có thể ghi lại quá trình hồi phục đột quỵ của mình vào nhật ký để theo dõi sự thay đổi của bản thân và đưa ra những mục tiêu mới để chinh phục.

Dưới đây là một số mẹo giúp thúc đẩy quá trình phục hồi sau đột quỵ:

1. Tuân thủ lịch điều trị

Các bác sĩ trị liệu sẽ giúp bạn khắc phục những ảnh hưởng của đột quỵ gây ra. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch điều trị và tái khám định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ, để đảm bảo rằng bạn luôn nhận được sự trợ giúp của chuyên gia, vì họ là người giúp và theo sát quá trình hồi phục của bạn

2. Tập thể dục hàng ngày tại nhà

Giữa các đợt trị liệu tại bệnh viện hoặc phòng khám, bạn cũng nên chủ động tập phục hồi chức năng tại nhà. Tập thể dục hàng ngày là một trong những cách tốt nhất để cải thiện vận động sau đột quỵ. Nếu bạn gặp khó khăn có thể sử dụng thiết bị phục hồi chức năng để quá trình thực hiện dễ dàng hơn.

3. Điều chỉnh mục tiêu

Khi bạn đạt được các mục tiêu phục hồi đột quỵ, hãy tạo những mục tiêu mới để tạo thử thách cho bản thân. Tuy nhiên, đừng đặt mục tiêu quá cao nếu không bạn có thể bị kiệt sức. Nhưng nếu bạn đặt chúng quá thấp, bạn sẽ không tối đa hóa cơ hội hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ .

4. Viết nhật ký về quá trình hồi phục của bạn

Viết bất kỳ và tất cả những gì đã và đang xảy ra trong quá trình phục hồi đột quỵ của bạn vào nhật ký. Mỗi một thay đổi tích cực đều đáng được ăn mừng và nhật ký của bạn có thể giúp bạn biết mình đã đi được bao xa.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X