Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để đẩy lùi bướu cổ đơn thuần?

Bướu cổ đơn thuần tuy không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe nhưng lại có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để đẩy lùi bướu cổ đơn thuần.

Bướu cổ đơn thuần (còn gọi là bướu giáp đơn thuần) là tình trạng phì đại, tăng về thể tích của tuyến giáp, không kèm theo tăng hoặc giảm chức năng tuyến giáp, không viêm.

Nguyên nhân và triệu chứng của bướu cổ đơn thuần

Theo phân vùng địa lý mắc bệnh, người ta chia bướu cổ đơn thuần thành hai loại: Bướu cổ địa phương và bướu cổ tản phát.

- Bướu cổ địa phương: Để chỉ những trường hợp tuyến giáp to lan tỏa hay khu trú khi ở một khu vực địa lý nhất định.

- Bướu cổ tản phát: Xuất hiện ở những người ngoài vùng bướu cổ địa phương, hậu quả của các yếu tố không mang tính chất quần thể như: Tiếp xúc với phóng xạ, do rối loạn miễn dịch bẩm sinh.

Bướu cổ đơn thuần thường không có biểu hiện rõ ràng, trừ khi kích thước quá to. Bướu cổ đơn thuần có thể xuất hiện như một nốt nhỏ hoặc kích thước rất lớn dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Khi bướu to có thể chèn ép thực quản, thanh quản, khí quản gây khó nuốt, khó thở, khàn giọng, cảm giác tức ở cổ.

Ở người bị bướu cổ đơn thuần, kết quả xét nghiệm đo nồng độ hormone tuyến giáp (T3 – triiodothyronine, T4 – thyroxine) và TSH (thyroid stimulating hormone – hormone kích thích tuyến giáp do tuyến yên tiết ra) trong máu đều nằm trong ngưỡng bình thường.

Nguyên nhân gây bướu cổ đơn thuần vẫn chưa được biết chính xác. Người ta cho rằng, căn nguyên gây bệnh có thể do:

- Thiếu iod.

- Tăng trương lực trục thần kinh - tuyến dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp.

- Xuất hiện kháng thể kích thích tăng trưởng tế bào tuyến giáp TGI (thyroid growth immunoglobulin).

- Sản xuất quá mức các yếu tố điều hòa tăng trưởng tế bào.

Thiếu iod là nguyên nhân gây bướu cổ đơn thuần

Phân độ bướu cổ đơn thuần

Tùy kích thước của khối bướu mà sẽ được chia thành các phân độ bướu cổ đơn thuần khác nhau. Dưới đây, bài viết sẽ trình bày cách phân loại bướu cổ đơn thuần theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dựa trên kích thước của khối bướu như sau:

- Độ 1: Tuyến giáp chỉ sờ thấy nếu cổ ở vị trí bình thường

  1a: Tuyến giáp không sờ thấy khi cổ quá ngửa ra sau

  1b: Tuyến giáp sờ thấy khi cổ quá ngửa ra sau

- Độ 2: Tuyến giáp nhìn thấy khi đầu ở vị trí bình thường

- Độ 3: Tuyến giáp to với sự thay đổi vị trí của các tổ chức xung quanh.

Bướu cổ đơn thuần được chia thành nhiều cấp độ

Cách điều trị bướu cổ đơn thuần

Việc lựa chọn phương pháp điều trị bướu cổ đơn thuần sẽ phụ thuộc vào loại bướu và giai đoạn tiến triển:

- Điều trị nội khoa

Nếu là bướu đồng nhất, mới xuất hiện và kích thước nhỏ sẽ được điều trị bằng L – thyroxine. Việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt. Nếu bướu lâu năm, việc điều trị thường ít có hiệu quả hơn.

- Phẫu thuật

Thường thì khi bướu cổ ở độ 3, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật như: Khàn tiếng do tổn thương dây thần kinh, cơn tetani do suy tuyến cận giáp làm giảm canxi máu, chảy máu kéo dài, nhiễm trùng vết mổ…

- Điều trị bằng iod phóng xạ

Khi bướu cổ đơn thuần tái phát, có nhiều nhân bên trong tuyến giáp, người mắc đã lớn tuổi hoặc không thể phẫu thuật thì bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp iod phóng xạ. Sau điều trị bằng iod phóng xạ, bệnh nhân thường bị biến chứng suy giáp và phải uống thuốc hormone tuyến giáp cả đời. Tỷ lệ người bệnh bị biến chứng viêm tuyến giáp do liệu pháp này khoảng 5 – 10%.

Theo Gia Đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X