Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để bạn tăng cường sức đề kháng khi phải tăng ca?

Cuộc sống phát triển với áp lực cạnh tranh, khát khao vươn tới thành công hay gần hơn là tăng thu nhập cho bản thân và cả sự chủ quan, tự tin về tuổi trẻ khiến chúng ta lao đầu làm thêm giờ mà gác lại nỗi lo sức khỏe. Nhưng đây là thói quen xấu gây suy giảm sức đề kháng, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng.

1. Tăng ca, thức khuya “bào mòn” sức đề kháng như thế nào?

Tăng ca tạo ra thu nhập, kinh nghiệm và đánh giá cao từ cấp trên. Nhưng tăng ca gây ra những ảnh hưởng không tốt lên cơ thể chúng ta ít nhất theo hai cách. Một là thay đổi lối sống và hai là thay đổi trong hoạt động sinh học của cơ thể. Về lâu dài, tất cả các yếu tố này đều phá vỡ hàng rào hệ miễn dịch vì suy giảm sức đề kháng.

Về lối sống, tăng ca dẫn đến những vấn đề như rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Ngủ là thời gian giúp cơ thể tái tạo năng lượng, phục hồi sức khỏe, giải phóng các cytokine - loại protein bảo vệ bạn khỏi viêm và nhiễm trùng. Trong khi đó, nếu bạn bị thiếu ngủ vì phải tăng ca sẽ làm giảm số lượng các cytokine này và các tế bào miễn dịch khác.

Tăng ca, thức khuya - “bào mòn” hệ miễn dịch. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho rằng, vấn đề chính mà tăng ca gây ra trên sức khỏe đó chính là thay đổi hoạt động sinh học của con người. Khi thức quá nhiều, làm việc ngay cả trong thời gian đáng lẽ phải dành cho việc nghỉ ngơi, điều đó có nghĩa là bạn đang chống lại đồng hồ sinh học của cơ thể. Điều này gây ra sự hỗn loạn của các chức năng trong cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch, chuyển hoá, tiêu hoá, miễn dịch và cân bằng nội tiết.

Chưa kể, làm việc quá sức, nhiều giờ khiến cơ thể sản xuất cortisol, hormone căng thẳng, gây ảnh hưởng tiêu cực lên não bộ và sức khỏe tổng quát. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol, glucose trong máu tăng lên, hệ thống miễn dịch suy giảm, gặp khó khăn hơn trong việc chống lại sự đổ bộ của các mầm bệnh và làm rối loạn quá trình phát triển của cơ thể.

Hơn nữa, stress do công việc còn gây ra một loạt các tác dụng phụ không lành mạnh như uống rượu bia, hút thuốc, mất ngủ và chứng thèm ăn... Tất cả những điều này đều khiến hệ thống miễn dịch suy yếu trầm trọng hơn.

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam

2. Bạn chọn kiếm tiền để sống khỏe, hay sống khỏe để kiếm tiền?

Chắc hẳn bạn đã một lần đâu đó câu nói: “Chiếc giường đắt tiền nhất thế giới là giường bệnh”. Suy giảm sức đề kháng không chỉ khiến bạn mệt mỏi kéo dài, không tập trung, ảnh hưởng chất lượng công việc, mà còn phá hủy pháo đài bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Sức đề kháng suy giảm làm suy yếu hệ miễn dịch, các mầm bệnh dễ dàng tấn công cơ thể. Ảnh minh họa

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp lo ngại: “Khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu sẽ dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm. Sự khác biệt giữa tình trạng nhiễm trùng ở người bị suy giảm miễn dịch so với người bình thường là thời gian ngủ bệnh ngắn hơn, tần suất xảy ra cao hơn, thời gian toàn phát và mức độ nặng của bệnh lớn hơn. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể và có thể xảy ra cùng lúc trên nhiều hệ cơ quan nên dễ làm cho cơ thể bị suy sụp trong thời gian ngắn”.

Nhiễm trùng kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi, sút cân, gầy ốm, xanh xao, đôi khi không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt và chăm sóc cho bản thân. Tình trạng này nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng tại các cơ quan và có thể gây tử vong.

3. Tuyệt chiêu gia cố hệ miễn dịch cho người làm việc ca đêm

Một sức khỏe tốt có thể giúp bạn tạo ra giá trị vật chất, nhưng vật chất chưa chắc mua được sức khỏe. Do đó, đừng dùng sức khỏe để kiếm tiền, đến cuối cùng chỉ để mua “chiếc giường bệnh”. BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp hướng dẫn, thay vì “thả nổi” để sức đề kháng suy giảm theo mỗi giờ làm việc tăng ca, bạn nên tiếp thêm nhiên liệu để “vá” lại hàng rào miễn dịch bị tổn thương bằng cách:

Thứ nhất, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Cân bằng - đầy đủ chất - không bỏ bữa là ưu tiên hàng đầu. Các chất dinh dưỡng cần thiết như bột đường và chất béo giúp cung cấp năng lượng. Tăng cường vitamin C, vitamin nhóm B, chất đạm và chất sắt, kẽm, chất xơ giúp tăng đề kháng.

Giờ ăn phải phù hợp với giờ vào ca. Cách khoảng 3 - 4 giờ thì có những bữa ăn chính, nếu giữa 2 bữa ăn chính cách 5 giờ thì phải có bữa phụ giữa bữa chính. Trước khi vào ca phải có một bữa ăn chính đủ no. Cần uống thường xuyên và đủ lượng nước cần thiết.

Thứ hai, cân bằng thời gian nghỉ ngơi - làm việc. Thời gian ngủ tùy vào độ tuổi, nhưng ít nhất phải từ 6-8 giờ/ ngày đêm. Nên tạo điều kiện thoáng mát, yên tĩnh và tối để ngủ ngon giấc, thức dậy thấy tỉnh táo, thoải mái. Không giải trí bằng điện thoại, tivi hay các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ.

Đồng thời lên kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý. Đừng khiến não bộ phải chịu áp lực 24/7. Thay vì đó, hãy dành một buổi tối cuối tuần để nghỉ xả hơi, rời bỏ công việc, hoặc bạn có thể cân nhắc thời gian nghỉ ngơi phù hợp với mình.

Thứ ba, xua tan cơn buồn ngủ, mệt mỏi một cách lành mạnh. Cà phê, nước tăng lực được nhiều người xem là “cứu cánh” khi nguồn ngủ, mệt mỏi. Nhưng đây đều là những thức uống có thể gây hại nếu lạm dụng. Vì thế, tốt nhất là hạn chế. Có thể dùng cà phê tối đa 2 ly/ ngày đêm.

Một loại thức uống lành mạnh bạn có thể lựa chọn để nạp năng lượng giữa giờ tăng ca, đó là Bocalex Multi - một sản phẩm từ Dược Hậu Giang, vừa đồng hành cùng bạn như một thức uống hương cam để giải khát, tỉnh táo vừa bổ sung các vitamin thiết yếu như vitamin C, B1, B2, B5, B6, Acid Folic, Biotin giúp sủi tan mệt mỏi, tăng cường đề kháng hiệu quả.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X