Hotline 24/7
08983-08983

Làm gì khi bị nổi mề đay ngày trở lạnh?

Những biểu hiện của mề đay do thay đổi thời tiết khá rõ rệt. Đây là phản ứng của da sau khi tiếp xúc với yếu tố lạnh, trên da sẽ xuất hiện ban đỏ.

Trời bắt đầu chuyển sang Đông, nhiều người có làn da mẫn cảm dễ nổi mề đay ở vùng da tiếp xúc với không khí lạnh hoặc ngứa ngáy khắp mình. Bệnh thường gặp ở nhóm tuổi trẻ em hoặc thanh thiếu niên, chiếm tới 80%.

Lam gi khi bi noi me day ngay tro lanh?
 
Những biểu hiện của mề đay do thay đổi thời tiết khá rõ rệt. Đây là phản ứng của da sau khi tiếp xúc với yếu tố lạnh, trên da sẽ xuất hiện ban đỏ, sẩn phù nổi gồ lên mặt da, kèm theo ngứa tại vị trí tiếp xúc với lạnh. Bệnh nhân có thể bị sưng lưỡi, phù nề thanh quản gây khó thở nếu sử dụng nước đá lạnh. Nếu toàn bộ cơ thể tiếp xúc với thời tiết có nhiệt độ thấp thì phản ứng có thể rất nghiêm trọng, ngoài ban đỏ toàn thân kèm theo ngứa, bệnh nhân có thể xuất hiện các phản ứng nguy hiểm khác như khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ và tử vong.

Bệnh thường gặp ở nhóm tuổi trẻ em hoặc thanh thiếu niên (chiếm 80%) hay ở những bệnh nhân đang bị nhiễm trùng như viêm họng cấp, viêm phổi; bệnh nhân đang mắc chứng bệnh mạn tính như viêm gan B, ung thư... Đôi khi bệnh mang tính gia đình hay do gene quy định.

Hiện y học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân thực sự của hiện tượng nổi mề đay khi trời lạnh, tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy những bệnh nhân bị chứng bệnh này đều mắc các chứng nhiễm khuẩn, nhiễm virus trong thời điểm khởi phát bệnh và có các tế bào trên da rất nhạy cảm với nhiệt độ, chúng dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng ra các chất trung gian hóa học vào máu như histamin gây ban đỏ, ngứa và đôi khi là sốc phản vệ.

Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi mề đay khi thay đổi thời tiết lạnh, tuy nhiên có thể điều trị triệu chứng. Một số thuốc điều trị triệu chứng như: antihistamine, cyproheptadine, doxepin, xolair... Theo nhiều bác sĩ, khi xuất hiện triệu chứng dù nặng hay nhẹ, hãy đi gặp bác sỹ để có thể tránh các phản ứng toàn thân nguy hiểm (gây khó thở, sốc phản vệ, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc với nước lạnh hoặc gió lạnh)…

Nổi mề đay có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng người dễ mắc nhất là trẻ em và thanh thiếu niên. Để tránh bị mề đay tái phát, người dị ứng thời tiết cần chú ý những điều này:

- Chú ý giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ thay đổi, nhất là các vùng dễ bị lạnh như mũi, cổ, tay, chân… Cẩn thận khi ra ngoài vào những ngày giá lạnh.

- Không nên uống rượu, bia nhiều bởi điều này cũng khiến cho các yếu tố gây nổi mề đay phát triển mạnh.

- Giữ vệ sinh răng miệng tốt, vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ vệ sinh đường hô hấp, mũi, hầu họng… để phòng tránh các bệnh do vi khuẩn, virus…

- Khi bị nổi mề đay, chúng mình tuyệt đối không nên gãi bởi điều này có thể gây ra tình trạng xây xát, chảy máu, dẫn đến bội nhiễm da, mưng mủ và gây biến chứng nặng.

Theo Ngày nay

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X